Các thương hiệu và doanh nghiệp đang đối mặt với Cuộc Đại Di Cư Bán Lẻ (Great Retail Migration) – làn sóng mua sắm trực tuyến trong thời kỳ đại dịch. Và dựa trên những số liệu hiện có, xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn.
Vào năm 2020, Đông Nam Á có thêm 40 triệu người dùng Internet, cũng có nghĩa là 70% dân số hiện đang trực tuyến. Một phần ba nền thương mại trực tuyến của năm 2020 được tạo nên bởi người tiêu dùng. Trong đó, cứ 10 người thì có 8 người có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Xu hướng này cũng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu khi chỉ 23% trong số họ nói rằng sẽ quay lại mua sắm trực tiếp sau đại dịch.
Kỳ vọng khi mua sắm của khách hàng ngày càng tăng cao. Giờ đây, họ mong đợi các thương hiệu thấu hiểu được sở thích mua sắm của mình, cung cấp trải nghiệm được cá nhân hoá, và mang đến quá trình mua hàng nhanh chóng và tiện lợi.
Mặc dù những thay đổi trong ngành bán lẻ không phải là điều gì mới mẻ, nhưng tốc độ và cường độ thay đổi trong năm qua là chưa từng có trước đây. Để bắt kịp với Cuộc Đại Di Cư Bán Lẻ, chuyển đổi số và thực hiện những khoản đầu tư mang tính chiến lược và nhanh chóng là điều tất yếu. Sau đây là ba khoản đầu tư dành cho các doanh nghiệp online có thể thực hiện để kết nối với người mua hàng trực tuyến và thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
1. Đầu tư vào thương hiệu của mình
Trong khoảng thời gian buộc phải ở trong nhà suốt năm 2020, hơn hơn 75% người dân ở các quốc gia được khảo sát trên toàn cầu đã khám phá được nhiều thương hiệu trực tuyến mới. 30% người tiêu dùng trực tuyến đã mua sản phẩm từ một nhãn hàng mới, cho thấy sự cởi mở trong việc thử nghiệm các nhãn hiệu vốn xa lạ với họ.
Để tạo nên dấu ấn trong bối cảnh ngành bán lẻ ngày càng cạnh tranh như ngày nay, các thương hiệu cần phải xây dựng những mối liên kết mạnh mẽ với người tiêu dùng và cho họ lý do để tương tác với nhãn hàng. Và thể hiện giá trị thương hiệu là một cách thức để đạt được điều đó. Người tiêu dùng sẵn sàng tăng 31% chi tiêu cho các sản phẩm và nhãn hàng cho thấy giá trị tương ứng với những gì họ tìm kiếm.
Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cũng mang đến những tích cực lâu dài. Tuy rằng việc kích hoạt bán hàng có thể mang lại lợi nhuận ngay tức thì, những tác động ấy chỉ mang tính ngắn hạn. Các doanh nghiệp đầu tư vào nhận diện thương hiệu cũng cho thấy khả năng phục hồi cao hơn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng thương hiệu đã hồi phục nhanh hơn những doanh nghiệp khác gấp chín lần.
2. Đầu tư vào việc xây dựng website D2C và ứng dụng di động
Mặc dù thị trường trực tuyến có vai trò quan trọng trong chiến lược bán hàng, nhưng việc đầu tư vào những website D2C, hay, brand.com và ứng dụng di động sẽ giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Mọi người cũng thích tương tác trực tiếp với các thương hiệu:
Việc kết nối trực tiếp với các thương hiệu mang đến sự an tâm cho người dùng và cho cho phép những nhãn hàng đem đến trải nghiệm hàng đầu. Bạn có thể xây dựng sự uy tín và lòng tin với khách hàng bằng cách địa phương hóa các kênh của mình bằng ngôn ngữ thích hợp và công khai các bài đánh giá từ người dùng xác thực.
Các website D2C cung cấp mục so sánh sản phẩm rõ ràng, hỗ trợ sau khi mua hàng, cũng như các dịch vụ có giá trị như chương trình khách hàng thân thiết, bảo hành và những đề xuất được cá nhân hoá. Vì vậy, dù rằng các website D2C có thể tốn kém hơn trong vô số các lựa chọn trên thị trường, người mua hàng sẵn sàng trả phí bảo hiểm 20% cho các các dịch vụ bảo đảm và mang lại nhiều giá trị.
Tất nhiên, ứng dụng di động D2C có vai trò quan trọng không kém trong lộ trình mua sắm. 80% mọi người đã cài đặt ít nhất một ứng dụng bán lẻ, và 72% thích tương tác với các thương hiệu thông qua việc sử dụng ứng dụng. Khi nhắc đến ứng dụng di động, thay vì chỉ một chức năng mua sắm trực tuyến, người dùng mong đợi nhiều điều hơn nữa. Họ muốn có một trải nghiệm mua sắm đầy đủ bao gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng đáng tin cậy, chức năng tìm kiếm hình ảnh, và “cửa hàng một điểm đến” (one-stop-shop) đa dạng hơn nữa.
3. Đầu tư vào dữ liệu khách hàng chính chủ
Các thương hiệu có thể thấu hiểu hơn về khách hàng của mình thông qua việc tiếp cận những dữ liệu chính chủ từ các giao dịch trực tiếp tại cửa hàng, lượt truy cập vào website, và tương tác trên các kênh truyền thông xã hội như YouTube.
Dữ liệu khách hàng chính chủ cũng cung cấp những thông tin chính xác về người mua, và đó là cách tốt nhất để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư vào những số liệu được phân tích từ các website và ứng dụng để có thể khai thác thông tin chi tiết, giúp mang lại trải nghiệm trực tuyến tốt hơn.
Bạn cảm thấy rằng mình chưa tận dụng tối đa dữ liệu chính chủ? Không chỉ mình bạn gặp phải vấn đề này đâu. 87% các thương hiệu APAC xem dữ liệu chính chủ có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực tiếp thị của mình, nhưng hơn một nửa trong số đó tin rằng họ chỉ có khả năng sử dụng những dữ liệu ấy ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Nhiều nhãn hàng cũng lo ngại rằng khách hàng sẽ có những mối bận tâm liên quan đến quyền riêng tư, và có thể thiếu tin tưởng vào cơ sở hạ tầng an ninh mạng của họ.
Nhưng bạn cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng khác: Thực sự là 70% người dùng sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin với các nhà bán lẻ nếu điều đó mang đến cho họ trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Các thương hiệu sử dụng những dữ liệu đó để điều chỉnh trải nghiệm mua sắm trực tuyến có doanh thu tăng trung bình 11%, và tiết kiệm chi phí hơn 18%.
Tại Google, các nghiên cứu nội bộ cho thấy các nhà bán lẻ sử dụng dữ liệu chính chủ có doanh thu tăng trung bình gấp 1,5 lần so với những ai không sử dụng chúng, và có doanh thu tăng gấp 2,9 lần khi áp dụng các giải pháp tuyệt vời như quản lý đa kênh.
Trong bối cảnh các lo ngại về quyền riêng tư ngày càng gia tăng, việc đầu tư vào chiến lược dữ liệu chính chủ đang càng trở nên cần thiết.
4. Phát triển mạnh mẽ trong Cuộc Đại Di Cư Bán Lẻ
Nhằm đối mặt với Cuộc Đại Di Cư Bán Lẻ, các thương hiệu cần phải thích ứng để có thể tồn tại lâu dài trên thị trường, cần phải biết nắm bắt sự thay đổi trong hành vi và thói quen của khách hàng. Đây là lúc để đầu tư vào việc nhận diện thương hiệu, D2C website, ứng dụng di động và tìm hiểu thật rõ về khách hàng của mình qua dữ liệu chính chủ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp của mình. Hãy liên hệ ngay với Kyanon Digital để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.
Nguồn: Think With Google
Dịch và biên tập: Kyanon Digital