Low-code có thể giúp bạn xây dựng các ứng dụng có quy mô lớn với tốc độ nhanh – từ các web portal, các ứng dụng di động B2C, các quy trình tự động hóa và hơn thế nữa.
Để làm mới các ứng dụng, các nền tảng low-code đã trừu tượng hóa (abstract) những phần code đơn giản và tự động hóa các quy trình thủ công. Thông qua các công cụ phát triển trực quan và các thành phần có thể tái sử dụng, low-code giúp giảm thời gian để phát triển các ứng dụng dành cho thiết bị di động và web tùy chỉnh. Các nền tảng low-code hỗ trợ các chu kỳ phát triển lặp đi lặp lại nhanh chóng, chúng loại bỏ sự thiếu hiệu quả trong hoạt động cũng như cách lập trình truyền thống bằng một bộ công cụ tích hợp, giúp hợp lý hóa vòng đời ứng dụng hoàn chỉnh.
Dựa trên các trải nghiệm trước đây, bốn use case được sử dụng phổ biến, hoàn toàn phù hợp để phát triển với nền tảng low-code bao gồm:
- Tạo ra ứng dụng mới
- Customer Experience (CX)
- Tối ưu hóa hoạt động
- Nâng cấp ứng dụng lỗi thời
Hãy cùng tìm hiểu bốn use case phổ biến nhất sau đây để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Dựa trên Pace-Layered Model (Mô hình kiến trúc phân lớp theo tốc độ) của Gartner, bối cảnh ứng dụng của một tổ chức bao gồm ba lớp riêng biệt với tốc độ thay đổi tương ứng. Tốc độ thay đổi này được quyết định bởi tính độc đáo của các giải pháp và mức độ cụ thể của các yêu cầu.
Pace-Layered Model
Nguồn: Mendix
Ở lớp dưới cùng, bạn có Systems of Record (Hệ thống Hồ sơ), là nền tảng của doanh nghiệp. Chúng là những hệ thống có cấu trúc vững chắc với tốc độ thay đổi chậm và các yêu cầu được xác định rõ ràng.
Ở lớp giữa, bạn có Systems of Differentiation (Hệ thống khác biệt hóa), tập trung vào việc thúc đẩy kiến thức từ bên ngoài vào, lấy khách hàng làm trung tâm, đẩy nhanh tốc độ thay đổi và phát triển các phương pháp tiếp cận độc đáo để duy trì sự khác biệt.
Ở lớp trên cùng, bạn có Systems of Innovation (Hệ thống đổi mới), đại diện cho những ý tưởng hoàn toàn mới đối với tổ chức và do đó có những yêu cầu mờ nhạt và tỷ lệ thay đổi cao.
Một bản đồ bao gồm bốn use case trong Pace Layers (kiến trúc phân lớp) đã được lập ra, như bạn có thể thấy bên dưới. Các ứng dụng đổi mới rõ ràng là song song với Systems of Innovation. Lớp giữa tập trung vào cách các doanh nghiệp tạo ra các giá trị riêng để trở nên khác biệt thông qua các quy trình kinh doanh độc đáo và cách thức phục vụ khách hàng. Việc nâng cấp khả năng di chuyển không nhằm mục đích thay thế hoàn toàn Systems of Record, nhưng để chỉ ra rằng các ứng dụng này có xu hướng gần với Systems of Record hơn về mặt xác định yêu cầu và hỗ trợ các quy trình đã thiết lập.
Không phải tất cả các ứng dụng đều phù hợp với một trường hợp sử dụng. Bạn có thể có một ứng dụng đổi mới tận dụng công nghệ mới nổi, như IoT, để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hoặc, các dự án nâng cấp cũ thường giải quyết các lỗ hổng trong quy trình và do đó mang lại hiệu quả hoạt động. Hãy xem xét từng loại ứng dụng để hiểu đặc điểm của chúng.
Pace-Layered Model
Nguồn: Mendix
1. Tạo ra ứng dụng mới
Tạo ra ứng dụng mới là tạo ra các mô hình, sản phẩm và kênh kinh doanh digital, đồng thời giúp phát triển và tạo sự khác biệt cho tổ chức. Thông thường, các công nghệ mới nổi như IoT, AI và ML được tận dụng để mở khóa các nguồn giá trị mới. Bởi vì các ứng dụng đổi mới bắt đầu dưới dạng ý tưởng, với các yêu cầu lỏng lẻo và mơ hồ cũng như tốc độ thay đổi cao nên chúng đòi hỏi mức độ tham gia vào các hoạt động phát triển ứng dụng của doanh nghiệp với một mật độ thường xuyên trong toàn bộ quá trình phát triển.
Một số ví dụ về việc tạo ra ứng dụng mới bao gồm:
- Ứng dụng theo dõi quá trình sử dụng thuốc của AntTail
- Ứng dụng tham gia sự kiện bằng dây đeo cổ tay RFID của Tập đoàn Solomon
- Ứng dụng theo dõi thiết bị IoT của KLM
- Ứng dụng thông minh quản lý tòa nhà dựa trên IoT của Heijman
Các nền tảng low-code cho phép các tổ chức thực hiện phương pháp thử nghiệm và học hỏi để đổi mới, khám phá những ý tưởng mới một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Business users (Người dùng doanh nghiệp) có thể xây dựng các nguyên mẫu chức năng và cộng tác liền mạch với các đội phát triển sản phẩm để mở rộng các ứng dụng có tích hợp và logic phức tạp, cho phép tổ chức lặp lại để đạt được kết quả tối ưu và nhanh chóng mở rộng quy mô sau khi ý tưởng được chứng minh.
2. Ứng dụng chăm sóc khách hàng
Ứng dụng chăm sóc khách hàng cho phép khách hàng và đối tác tương tác hoặc giao dịch với doanh nghiệp. Ứng dụng chăm sóc khách hàng cải thiện sự hài lòng, tỷ lệ giữ khách hàng và doanh thu. Tổ chức có một ý tưởng tương đối rõ ràng về ứng dụng, nhưng đội ngũ làm ra sản phẩm phải thích ứng với những vấn đề không thể lường trước được xảy ra trong quá trình xây dựng ứng dụng chăm sóc khách hàng này.
Các ứng dụng hướng tới khách hàng thường phải đối mặt với những kỳ vọng cao từ những người dùng khó tính về cả khả năng sử dụng và khả năng truy cập đa kênh, liền mạch. Thông thường, cần có các cải tiến hoạt động cơ bản để hỗ trợ các quy trình hướng tới khách hàng và cần tích hợp với Systems of Record để hỗ trợ lớp trải nghiệm và các quy trình hiện có.
Một số ví dụ về ứng dụng chăm sóc khách hàng bao gồm:
- Cổng đại lý / môi giới
- Cổng khách hàng
- Ứng dụng quản lý chính sách tự phục vụ
- Ứng dụng quản lý khiếu nại
- Ứng dụng phục vụ sinh viên cho các trường đại học
Nhận thấy rằng nhiều doanh nghiệp đang thiếu đi những công cụ cần thiết để xây dựng nên một nền tảng UX hoàn thiện, các nền tảng low-code thường bao gồm UI tích hợp với các tiện ích và khối xây dựng sẵn dùng giúp các cá nhân không có nền tảng về UX dễ dàng xây dựng các ứng dụng đa kênh và có khả năng sử dụng cao. Đồng thời, kiến trúc cloud-native là chìa khóa để mở rộng tự động điều chỉnh quy mô linh hoạt cho cơ sở người dùng với số lượng lớn và chuyển đổi dự phòng tự động để vận hành liên tục các ứng dụng B2C hoặc cổng portal quan trọng.
3. Các ứng dụng hỗ trợ vận hành hiệu quả
Ứng dụng vận hành là các ứng dụng dành cho nhân viên hoặc đối tác được thiết kế để giảm chi phí bằng cách giảm hoặc tự động hóa các quy trình thủ công hoặc trên giấy tờ. Các ứng dụng hỗ trợ vận hành hiệu quả có thể hỗ trợ các quy trình của bộ phận, liên phòng ban hoặc toàn công ty và thường được thúc đẩy bởi nhu cầu tuân thủ (nghĩa là tránh bị phạt chi phí), đặc biệt là trong các ngành được quản lý bởi chính phủ. Loại ứng dụng này hầu như luôn tích hợp với các hệ thống cốt lõi. Ứng dụng càng gần với các hệ thống cốt lõi của doanh nghiệp thì hoạt động vận hành càng trở nên mạnh mẽ.
Ví dụ về các ứng dụng hỗ trợ vận hành bao gồm:
- Xử lý khiếu nại
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Xử lý hóa đơn
- Theo dõi thiết bị
- Xử lý đơn đăng ký thi đại học
- Ứng dụng quản lý đơn hàng
Các nền tảng low-code cho phép các tổ chức khai thác kiến thức của các chuyên gia trong toàn bộ vòng đời của ứng dụng, cho phép thiết kế lặp lại và phát triển các ứng dụng hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các nền tảng thường bao gồm các trình kết nối sẵn dùng hoặc cho phép các lập trình viên xây dựng của riêng họ và cung cấp chúng thông qua Private App Store, giúp tích hợp dễ dàng với Systems of Record.
4. Nâng cấp ứng dụng lỗi thời
Hầu hết các dự án nâng cấp ứng dụng lỗi thời được ghi nhận trong cơ sở khách hàng là các sáng kiến chuyển đổi theo định hướng kinh doanh. Nghĩa là, thay vì nâng cấp và thay đổi chức năng hiện có thuần túy, các ứng dụng mới này nhằm thay thế các ứng dụng cũ không thể hỗ trợ các quy trình mới hoặc cung cấp trải nghiệm phù hợp cho người dùng. Như vậy, chúng yêu cầu chức năng mới nhưng cũng phải hỗ trợ các quy trình hiện tại.
Với low-code, bạn có thể xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh để bổ sung hoặc thay thế các hệ thống cũ của mình. Các ứng dụng sử dụng low-code có thể tích hợp với các hệ thống hiện có mà không làm gián đoạn chức năng cốt lõi của chúng. Đây là những gì ứng dụng low-code có thể làm khi tích hợp với các hệ thống:
- Di chuyển Lotus Notes, Microsoft Access, Sharepoint, Excel, v.v. lên Cloud
- Mở rộng khả năng và chức năng của hệ thống
- Xây dựng lại hoặc thay thế các hệ thống cũ
Các nền tảng low-code cho phép các tổ chức thực hiện phương pháp ưu tiên người dùng khi thay thế các hệ thống cũ, bằng cách thêm chức năng mới và cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể. Để đảm bảo chúng không tạo ra vấn đề khó hiểu trong tương lai, các nền tảng như vậy hỗ trợ kiến trúc microservice hiện đại và bao gồm các khả năng tích hợp để giải quyết vấn đề chất lượng và khả năng bảo trì ở từng giai đoạn của vòng đời.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về các use case low-code phổ biến nhất. Kyanon Digital hiện đang là đối tác giải pháp của Mendix – một trong những nền tảng cung cấp giải pháp low-code hàng đầu trên thế giới. Kyanon Digital hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp low-code tuyệt vời từ Mendix. Nếu bạn đang có nhu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ứng dụng và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.
Nguồn: Mendix
Dịch và biên tập: Kyanon Digital