Các công cụ low-code ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ứng dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ low-code là gì và đưa ra 5 lợi ích tuyệt vời của low-code.
1. Low-code là gì?
Low-code là cách thiết kế và phát triển các ứng dụng phần mềm nhanh với số lượng code tối thiểu. Ưu điểm Low-Code là tăng tốc quá trình phát triển và triển khai ứng dụng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp. Nhà phát triển chỉ cần xây dựng ứng dụng kinh doanh một lần, bao gồm việc thiết lập logic nghiệp vụ và tùy chỉnh giao diện, còn nền tảng sẽ chịu trách nhiệm chạy ứng dụng trong các môi trường khác nhau và trên các thiết bị khác nhau.
Low-code mang lại vô số lợi ích. Do vậy khó có thể so sánh và chọn lựa ra năm lợi ích lớn nhất của low-code. Ngày nay, hơn 300 nhà cung cấp đã tạo ra nhiều nền tảng low-code khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các công cụ low-code này thực sự là các công cụ no-code có lợi cho các cá nhân hoặc các nhóm nhỏ đang cố gắng giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể.
Low-Code tăng tốc quá trình phát triển
2. Khám phá 5 lợi ích tuyệt vời nhất của low-code
2.1. Tốc độ phát triển ứng dụng hoặc phần mềm nhanh chóng
Trong tất cả các ích lợi của việc phát triển low-code, khả năng tăng tốc cung cấp phần mềm và ứng dụng mới là quan trọng nhất. Trong bài blog “Tại sao bạn cần biết về low-code, ngay cả khi bạn không có trách nhiệm phải triển khai phần mềm”, Ông John Rymer – Công ty Nghiên cứu thị trường Forrester nói rằng low-code “làm cho việc phát triển phần mềm nhanh hơn gấp 10 lần so với các phương pháp truyền thống”.
Những ý dưới đây giải thích tại sao việc phát triển ứng dụng với low-code trở nên nhanh hơn rất nhiều:
- Chức năng kéo và thả, giao diện người dùng được tạo sẵn và các mô hình cho quy trình kinh doanh, logic và mô hình dữ liệu cho phép phát triển nhanh chóng các ứng dụng đa nền tảng, đầy đủ.
- Dễ dàng tích hợp APIs và các công cụ kết nối với các công cụ của bên thứ ba mà các nhà phát triển đã sử dụng. Do đó, không bị mất thời gian do đường cong lĩnh hội( learning curve).
- Đối với việc phát triển One-click application, nó cho phép tự động theo dõi tất cả sự thay đổi và xử lý các tập lệnh cơ sở dữ liệu và quy trình triển khai, loại bỏ nhiều quy trình triển khai và hoạt động tốn thời gian.
2.2. Tính nhanh nhạy giúp thích ứng với nhiều tình huống khác nhau
Sự nhanh nhạy trong kinh doanh cho phép doanh nghiệp thích ứng và phản ứng với những thay đổi và thách thức của thị trường bằng cách sử dụng các giải pháp kỹ thuật số, sáng tạo để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Low-code giúp các doanh nghiệp thử nghiệm nhanh hơn các sáng kiến kỹ thuật số mới do sự thay đổi đột ngột của thị trường cũng như nhu cầu mới của người tiêu dùng và khách hàng. Ví dụ: bạn có thể cung cấp ứng dụng điện toán đám mây tích hợp với một số hệ thống cũ để có thể đáp ứng hiệu quả hơn cho nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bạn cũng có thể cung cấp ứng dụng trên các nền tảng đa dạng hơn để khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp của bạn theo cách họ muốn. Ngoài ra, low-code cũng cho phép bạn tận dụng lợi thế của công nghệ thường liên quan đến tốc độ, chẳng hạn như microservices và container.
Sự nhanh nhạy trong phát triển phần mềm
Như vậy, nếu các vấn đề trong hoạt động kinh doanh hay công nghệ thông tin được giải quyết bằng mã hoá truyền thống thì có đảm bảo rằng nó sẽ giải quyết nhanh chóng như nền tảng low-code hay không?
2.3. Vận hành dễ dàng với “đa trải nghiệm”
Như đã nói, low-code cung cấp những gì bạn cần để cho phép khách hàng tương tác với doanh nghiệp của bạn theo cách của họ. Công ty phân tích nghiên cứu độc lập Gartner gọi đây là “đa trải nghiệm” và đó là một ích lợi thực sự quan trọng của low-code. Với low-code, bạn bắt đầu bằng cách cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh (Omni-channel) tuyệt vời, sánh ngang với trải nghiệm của những nhà lãnh đạo mà không cần phải tốn lượng ngân sách lớn và chi phí cho đội phát triển mà vẫn mang lại hiệu quả tốt hơn.
Đa trải nghiệm là một lợi ích tuyệt vời của low-code
Phát triển đa trải nghiệm cung cấp các mẫu đã được tạo sẵn, tái cấu trúc tự động, chatbot dễ dàng và hơn thế nữa để bạn có thể đảm bảo rằng tất cả các cách khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn đều nhất quán, khách hàng có thể chuyển đổi giữa các hình thức tham gia và tương tác khác nhau mà không cần phải sao chép các bước. Low-code tăng tốc quá trình và loại bỏ sự phức tạp để cung cấp trải nghiệm tối ưu cho mọi khách hàng hoặc người dùng mọi lúc.
2.4. Đổi mới toàn bộ
Trong báo cáo Speed of Change được công bố vào năm ngoái, đa số các IT leader đánh giá là “khó hoặc rất khó” khi được hỏi về mức độ khó khăn trong việc tuyển dụng các full-stack developers. Hầu hết các tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc thuê các developer đầy đủ kỹ năng và chuyên môn mà họ cần để theo đuổi các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số của họ.
Tốc độ và sự đơn giản trong phát triển của low-code cho phép các junior developers và những tín đồ công nghệ không có kiến thức nền tảng vững chắc có thể xây dựng ứng dụng như thể họ là những full-stack developers. Quan trọng hơn, nó cho phép các developers có kỹ năng làm việc hiệu quả hơn, vì vậy họ có thể tập trung vào các khía cạnh phức tạp hơn, ít nhàm chán hơn của lập trình. Bằng cách này, các công ty thuộc bất kỳ quy mô nào đều có thể tối đa hóa các nguồn lực hiện có của họ và cung cấp các giải pháp mà doanh nghiệp của họ yêu cầu để duy trì tính cạnh tranh.
2.5. Kết thúc vấn đề Shadow IT
Low-code cũng cung cấp Shadow IT – một thuật ngữ mô tả khi người dùng doanh nghiệp không có thẩm quyền xây dựng ứng dụng để sử dụng trong công việc hàng ngày của họ mà không cần có kiến thức hay sự cho phép của bộ phận IT. Với trọng tâm là đổi mới cho tất cả mọi người, low-code cung cấp các cách để mang lại sự phát triển tiềm tàng thoát khỏi shadow này. Doanh nghiệp đang phát triển các ứng dụng đơn giản với low-code có thể làm theo các phương pháp tối ưu nhất và tránh các rủi ro thường gặp trong quá trình phát triển ứng dụng.
3. Low-code là chưa đủ đáp ứng: Làm thế nào để đạt được nhiều lợi ích hơn từ nền tảng ứng dụng hiện đại (Modern Application Platform)?
Năm lợi ích tuyệt vời của low-code được đề cập trong bài đăng này dựa trên ứng dụng được xây dựng có mục đích bao gồm khung low-code, các công cụ để phát triển đa trải nghiệm và một số khả năng tự động hóa, tích hợp và tác động đến khả năng báo cáo. Vấn đề ở đây là đến một lúc nào đó các nền tảng ứng dụng đã được xây dựng cần phát triển hơn về mặt kiến trúc những lợi ích này sẽ trở thành vấn đề tranh luận.
Để low-code không còn bị giới hạn, chúng ta cần một nền tảng ứng dụng hiện đại. Loại nền tảng này nâng cấp hơn low-code được xem như sự phát triển cho ứng dụng tùy chỉnh và cung cấp mọi thứ bạn cần để phát triển các ứng dụng doanh nghiệp chỉn chu tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.
Giống như low-code, nền tảng ứng dụng hiện đại (Modern Application Platform) cung cấp sự phát triển trực quan của tất cả các tầng lớp của ứng dụng, bao gồm giao diện người dùng cho bất kỳ thiết bị nào, sự tích hợp, mô hình dữ liệu, tính logic trong công việc và quy trình làm việc, đồng thời nó cũng cho phép mở rộng ứng dụng với mã tùy chỉnh. Tuy nhiên, nó cũng:
- Khai phá tiềm năng sáng tạo của các nhóm doanh nghiệp và người dùng CNTT với sự cộng tác đa chức năng của toàn nhóm nhằm tận dụng kiến thức của nhà phát triển và chuyên môn kinh doanh.
- Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, đồng thời hướng dẫn các junior developer thông qua phát triển toàn bộ với sự phát triển có sự hỗ trợ của AI
- Bao gồm quản trị tự động tích hợp từ bảng điều khiển trung tâm để các nhóm CNTT có thể xác định và khắc phục các sự cố trong cơ sở hạ tầng, môi trường, ứng dụng, người dùng CNTT và bảo mật.
- Ứng dụng Future-proofs hỗ trợ bởi AI thông qua việc thay đổi engine và runtime giúp dễ dàng phát triển các ứng dụng.
Bài đăng trên blog này chỉ là một bản tóm tắt ngắn về những lợi ích đáng chú ý nhất của low-code. Để trải nghiệm những lợi ích của nền tảng ứng dụng hiện đại và thấy sự khác biệt, hãy liên hệ đến đội ngũ Kyanon Digital để lựa chọn nền tảng Low-code phù hợp với doanh nghiệp của bạn.