Nếu bạn là một Product Manager (PM) thì có lẽ bạn đã từng nghe qua câu hỏi: “Ồ, bạn là một PM, cũng tốt đó nhưng … chính xác thì nghề của bạn làm gì thế?”
Từ quan điểm của những người xung quanh, những product managers (giỏi) luôn bận rộn.
Họ dường như:
- Làm việc chăm chỉ
- Có kiến thức về những gì sản phẩm có thể và không thể làm được
- Họ nắm bắt được team của mình đang làm gì
- Họ dành nhiều thời gian để trò chuyện với cả khách hàng và đồng nghiệp
- Họ dẫn dắt trong các cuộc họp
- Họ soạn các tài liệu
- Hơn hết, họ (nói chung) được coi là những cá nhân nổi bật.
Nhưng đây mới là vấn đề thực sự, không có điều gì trong những yếu tố trên nghe có vẻ là một “công việc” đúng nghĩa – và những đặc điểm này phổ biến trong nhiều vị trí trong ngành công nghệ! Việc liệt kê hết các công việc mà không kèm theo lời giải thích về các rủi ro “tại sao” làm cho những product managers trông như là người làm nhiều nhưng không hiệu quả. Những gì chúng ta cần phải xem xét là: điều gì làm cho công việc PM trở nên đặc biệt?
1. Điểm đặc thù trong công việc của một PM
Mặc dù theo định nghĩa trên thì các công việc mà một PM đảm nhiệm khá dễ dàng, nhưng các công ty vẫn không thể tuyển đủ số lượng PM mong muốn.
Trên các trang tuyển dụng, những công việc trong ngành phát triển sản phẩm luôn được đăng tuyển mọi lúc. Trong đó, các product managers có kinh nghiệm làm việc tốt luôn được đánh giá cao (và có mức lương hấp dẫn).
Tại mỗi công ty đều có những người hoài nghi về giá trị mà một PM giỏi có thể mang lại, thường có ba kiểu người:
- Họ chưa từng có cơ hội làm việc với một PM tuyệt vời
- Họ chưa từng phải team mặt với một PM tệ hại
- Hoặc họ chưa từng thử làm việc như một PM
Các team có PM giỏi thường có hiệu suất làm việc cao hơn so với các team thông thường, ngay cả khi không hiểu rõ việc PM này đang làm thì bất kỳ ai đã chứng kiến công việc của họ cũng có thể thấy được giá trị của họ.
Việc xác định tầm quan trọng của một PM giỏi đối với các thành viên trong team cũng không trả lời thỏa đáng được câu hỏi “Product manager thực sự làm gì?”. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ về một vai trò được định nghĩa bởi các kết quả của nó, việc chỉ ra tác động của một PM giỏi sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với câu trả lời.
Trong phần đầu của định nghĩa, bạn có thể xem công việc của một PM chính là:
2. Làm việc với nhiều kỹ năng không chuyên
Để trả lời cho câu hỏi “PM đã làm thế nào để hoàn thành công việc?” thậm chí còn khó hơn việc tìm ra lý do tại sao họ lại làm những việc ấy. Và câu hỏi “làm thế nào” là chìa khóa cho sự nhầm lẫn xung quanh vai trò này.
Để giúp team của mình hoạt động hiệu quả, một PM cần phải thực hiện nhiều công việc khác nhau mà không có chức danh cụ thể, điều này có thể làm cho công việc nhanh chóng trở nên phức tạp.
- Một PM không phải (chỉ) là một Product Owner (PO), nhưng cần phải đảm bảo các tickets được chỉ định và ưu tiên.
- Một PM không phải là một Scrum Master nhưng có thể phải điều phối các Scrum ceremonies.
- Một PM không phải là một nhà nghiên cứu nhưng cần phải hiểu nhu cầu và mong muốn của người dùng, chạy các bài kiểm tra và rút ra kết luận từ chúng.
- Một PM không phải là một quản lý dự án nhưng cần phải đảm bảo các bên liên quan biết khi nào công việc sẽ hoàn thành và team đang thực hiện.
- Một PM không phải là một nhà thiết kế nhưng cần phải hiểu những gì hoạt động và không hoạt động, những gì liên quan đến trải nghiệm người dùng.
- Một PM không phải là một Customer Success Manager nhưng cần phải hiểu nhu cầu của người dùng và đặt mình vào vị trí của họ.
- Một PM không phải là một nhà đầu tư nhưng cần phải hiểu cách sản phẩm tạo ra doanh thu, cách nó mở rộng và chi phí của nó.
- Một PM không phải là một CEO nhưng cần phải hiểu cách các bộ phận khác nhau tương tác với nhau và cách tận dụng các điểm mạnh và điểm yếu.
Nếu bạn tìm kiếm “PM làm gì” trên Google Hình ảnh, bạn sẽ nhanh chóng bắt gặp một hình ảnh tương tự thế này:
Nguồn: Talon.One
Hiểu theo hướng đơn giản nhất, bắt đầu sự nghiệp với công việc PM không hề tệ. Một điều rõ ràng là PM cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau – và hiểu rõ cách kết hợp chúng với nhau. Những kỹ năng đó bao gồm “kinh doanh, công nghệ và UX (trải nghiệm người dùng).
Một biểu đồ mô tả chính xác hơn về một ngày làm việc của một PM thường trông giống như thế này:
Nguồn: Talon.One
Một PM giỏi mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp và người dùng cần hoạt động linh hoạt giữa 3 lĩnh vực kinh doanh, công nghệ và UX. Đó là những lĩnh vực có liên quan đến hầu hết công việc của họ, nhưng họ cũng cần cảm thấy thoải mái trong mỗi khía cạnh đó, cũng như làm việc linh hoạt giữa các team nhiều lần trong một ngày.
Nếu bạn là một PM và bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc phải trở thành một “chuyên gia” trong tất cả các lĩnh vực này, hãy cứ bình tĩnh. Thật không thực tế khi cố gắng tìm kiếm một người có chuyên môn sâu về UX, công nghệ và kinh doanh cùng lúc, và một số PM có thể trở nên vượt trội trong công việc của họ mà không cần phải là chuyên gia trong bất kỳ trong ba lĩnh vực đó.
Từ lâu, các công ty đã khám phá ra việc tuyển dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau sẽ làm việc cùng nhau hiệu quả hơn là tìm một người duy nhất có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu, và đó là cách product team bắt đầu hoạt động theo cách được gọi là “product trio” ngày nay: một PM, một Product Designer và một Tech Lead làm việc chặt chẽ với nhau như một team.
Điều này có thể đảm bảo một team sẽ có tất cả các kiến thức chuyên môn trong mỗi lĩnh vực, và PM không cần phải đảm nhận tất cả các lĩnh vực cùng một lúc. Tuy nhiên, một product manager giỏi, ngay cả đã có product trio, vẫn nên hiểu biết sâu sắc về Tech và UX – và là chuyên gia không chuyên ở lĩnh vực kinh doanh trong bộ ba nói trên.
Tiếc thay, thậm chí đó không phải là toàn bộ câu chuyện: còn có một thành phần cuối cùng, “thành phần bí mật” mà không có nó thì một team không thể nào thực sự hoạt động – và kỹ năng quan trọng nhất mà PM cần phải có.
3. Khả năng nhìn nhận tình huống và ứng biến
Mỗi doanh nghiệp trên thế giới đều đang tham gia vào cuộc đua vô tận: cạnh tranh với team thủ, chống lại việc mất thị phần, ngăn chặn việc trở nên lỗi thời, đề phòng đợt suy thoái kinh tế tiếp theo… nói cách khác, là cuộc đua để không phá sản.
Có thể team thủ của bạn đang chuẩn bị tung ra Killer Future của họ ngay lúc này, hoặc khách hàng lớn nhất của bạn đã quyết định không hợp tác với bạn nữa, hoặc Google đã quyết định bỏ ra hàng tỷ đô la vào ngành của bạn và đẩy bạn vào vực thẳm. Thời gian vô hình đang đếm ngược từng giây cho đến khi mối đe dọa hiện sinh tiếp theo ảnh hưởng mọi doanh nghiệp.
Một product trio có thể cung cấp kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực, nhưng ngay cả product trio tài năng nhất trên thế giới cũng không biết khi nào sẽ đếm ngược hết về số không. Đó là lúc kỹ năng cuối cùng của một PM tỏa sáng: một PM hàng đầu tự nhắc nhở bản thân vào mỗi buổi sáng rằng đồng hồ đang đếm ngược, biết rằng thời gian là một nguồn lực hữu hạn và tìm cách tận dụng tối đa nó.
Trong lĩnh vực product management với trực giác nhạy bén khi thực hiện các công việc nghiên cứu (research), khám phá (discovery), khảo sát (scope), định nghĩa (definition), chi phí (cost), giá trị mang lại (value)…, họ biết cách tìm đúng điểm dừng giữa “quá ít” và “quá nhiều”.
Họ cảm nhận được thời điểm việc tiếp tục khảo sát người dùng sẽ không còn mang lại bất kỳ năng suất và thông tin mới nào, hoặc những tính năng nào có thể được loại bỏ mà không ảnh hưởng sản phẩm khi ra mắt. Họ biết khi nào team của họ cần phải nhanh chóng ra mắt và vay thêm một chút nợ kỹ thuật, khi nào là thời điểm để chậm lại và trả nợ. Họ biết khi nào một lỗi có thể trì hoãn việc phát hành và khi nào không.
Kiến thức này đến từ sự hiểu biết sâu sắc về kinh doanh, công nghệ, UX và người dùng, nhưng cũng đến từ nhiều năm kinh nghiệm và sai lầm: Một người phải làm “quá ít” và “quá nhiều” nhiều lần trước khi có thể nhìn ra các tình huống, và trong khi các frameworks và phương pháp tốt nhất có thể giúp tránh những sai lầm nghiêm trọng nhất, chỉ kinh nghiệm trực tiếp mới mang lại “cảm nhận”.
Và với gia vị cuối cùng này, chúng ta có thể trả lời câu hỏi ban đầu của mình:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn diện về Product Manager là gì cũng như những khả năng và công việc của họ.
Tìm hiểu ngay những vị trí đang tuyển dụng tại Kyanon Digital tại đây. Xem thêm những chia sẻ từ Archers tại Kyanon Digital về các chủ đề trong lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số.
Nguồn: Talon.One
Dịch và biên tập: Kyanon Digital