Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa, thương mại điện tử và tự động hóa, với số lượng công nhân nhiều hơn tới 25% so với ước tính trước đây có khả năng cần phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn thị trường lao động toàn cầu trong năm 2020. Hậu quả ngắn hạn thường đột ngột và nghiêm trọng: Hàng triệu người bị sa thải hoặc mất việc làm, và một số khác thì nhanh chóng chuyển sang làm việc tại nhà khi các văn phòng phải đóng cửa. Nhiều công nhân được đánh giá là cần thiết và được tiếp tục làm việc tại các bệnh viện, cửa hàng tạp hóa, các công việc vệ sinh hay tại các kho hàng, nhưng theo các quy tắc nghiêm ngặt mới được thiết kế để hạn chế sự lây lan của coronavirus.
1. Tương lai việc làm sau đại dịch COVID-19
Báo cáo về tương lai việc làm sau đại dịch COVID-19 là báo cáo đầu tiên trong số ba báo cáo của MGI về việc xem xét các khía cạnh của nền kinh tế sau đại dịch. Một số khác thì nhìn vào ảnh hưởng lâu dài của đại dịch đối với tiêu dùng và tiềm năng phục hồi lớn nhờ năng suất và đổi mới được nâng cao. Ở đây, chúng tôi đánh giá tác động lâu dài của đại dịch đối với nhu cầu lao động, sự kết hợp giữa các ngành nghề với những kỹ năng cần thiết của lực lượng lao động ở tám quốc gia với các mô hình thị trường lao động và kinh tế đa dạng : Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, và Mỹ. Đồng thời, tám quốc gia này chiếm gần một nửa dân số toàn cầu với 62% GDP.
2. Các công việc có sự tiếp xúc về thể chất cao nhất có khả năng bị gián đoạn nhiều nhất
Trước COVID-19, sự gián đoạn hoạt động lớn nhất liên quan đến công nghệ mới và các liên kết thương mại tăng cao. Lần đầu tiên, COVID-19 đã thúc đẩy tầm quan trọng trong năng suất làm việc có hiệu quả hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát triển cách mới để xác định mức độ cần thiết trong việc tiếp xúc với hơn 800 nghề nghiệp bằng cách nhóm họ thành mười lĩnh vực công việc dựa trên mức độ tiếp xúc của họ với đồng nghiệp và khách hàng, số lần tương tác giữa các cá nhân có liên quan, tại nơi họ làm việc hay môi trường bên trong.
Điều này cung cấp một cái nhìn khác về công việc so với các định nghĩa truyền thống. Ví dụ, lĩnh vực chăm sóc y tế của chúng tôi chỉ bao gồm các vai trò chăm sóc yêu cầu phải có sự tương tác chặt chẽ với bệnh nhân, chẳng hạn như bác sĩ và y tá. Nhân viên hành chính của bệnh viện và các văn phòng y tế phải làm việc dựa trên máy tính, nhiều công việc có thể dễ dàng hoàn thành từ xa hơn. Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và dược sĩ thì sản xuất trong nhà bởi vì những công việc đó đòi hỏi sử dụng các thiết bị chuyên dụng tại chỗ nhưng ít phải tiếp xúc với người khác (Hình 1).
Chúng tôi nhận thấy rằng các công việc trong các lĩnh vực làm việc có mức độ tiếp xúc về mặt vật lý cao hơn sẽ có khả năng có sự chuyển đổi lớn sau đại dịch, gây ra tác động mạnh ở các công việc lĩnh vực khác khi các mô hình kinh doanh thay đổi theo phản ứng.
Sự gián đoạn ngắn hạn và tiềm năng trong dài hạn đối với các lĩnh vực này từ COVID-19 là khác nhau. Trong thời kỳ đại dịch, virus gây nên sự rối loạn nghiêm trọng nhất là ở các lĩnh vực với mật độ tiếp xúc về vật lý cao nhất: chăm sóc y tế, chăm sóc cá nhân, dịch vụ khách hàng tại chỗ, giải trí và du lịch. Về lâu dài, các lĩnh vực làm việc có sự tiếp xúc về mặt vật lý cao hơn cũng có khả năng gây bất ổn hơn, mặc dù sự tiếp xúc không hẳn là lời giải thích duy nhất. Ví dụ:
- Các lĩnh vực phải có sự tương tác trực tiếp tại chỗ với khách hàng bao gồm các nhân viên tuyến đầu với khách hàng trong các cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, bưu điện và những nơi khác. Các công việc trong lĩnh vực này được xác định bởi luôn có sự tương tác thường xuyên với người lạ và yêu cầu luôn có mặt trực tiếp. Một số công việc trong lĩnh vực này đã chuyển sang thương mại điện tử và các giao dịch kỹ thuật số khác, một sự thay đổi hành vi có khả năng xảy ra.
- Du lịch và giải trí là nơi tập trung những người làm việc với khách hàng tại các khách sạn, nhà hàng, sân bay và các địa điểm giải trí. Nhân viên trong những lĩnh vực này tương tác hàng ngày với vô số những khách hàng mới. Vào năm 2020, COVID-19 đã buộc hầu hết tất cả các địa điểm giải trí phải đóng cửa, các sân bay cũng như hãng hàng không phải hoạt động trên cơ sở hạn chế một cách nghiêm trọng. Về dài hạn, việc chuyển sang làm việc từ xa và giảm đi công tác liên quan, cũng như tự động hóa một số nghề, chẳng hạn như vai trò dịch vụ ăn uống, có thể làm giảm nhu cầu lao động trong lĩnh vực này.
- Làm việc văn phòng trên máy tính bao gồm các văn phòng ở mọi quy mô và không gian làm việc hành chính như trong bệnh viện, tòa án và nhà máy. Làm việc trong lĩnh vực này chỉ yêu cầu sự tiếp xúc vật lý cũng như số lần tương tác với những người khác một cách vừa phải. Đây được xem là lĩnh vực về kinh tế tiên tiến và lớn nhất, chiếm khoảng 1/3 việc làm. Gần như tất cả các công việc làm việc từ xa tiềm năng đều nằm trong lĩnh vực này.
- Khu vực sản xuất và bảo trì ngoài trời bao gồm các công trường xây dựng, trang trại, khu dân cư và thương mại, và các không gian ngoài trời khác. COVID-19 có rất ít tác động ở đây vì công việc trong lĩnh vực này đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác với những người khác rất ít và hoàn toàn là làm việc ngoài trời. Đây là lĩnh vực lớn nhất ở Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm từ 35 đến 55% lực lượng lao động của họ.
3. COVID-19 đã thúc đẩy ba xu hướng đáng chú ý có thể định hình lại hoạt động sau khi đại dịch rút đi
Đại dịch đã thúc đẩy các công ty và người tiêu dùng nhanh chóng áp dụng các hành vi mới có khả năng gắn kết, thay đổi quỹ đạo của ba nhóm xu hướng. Do đó, chúng tôi nhận thấy sự không liên tục rõ rệt giữa tác động của họ đối với thị trường lao động trước và sau đại dịch.
Công việc từ xa và các cuộc họp trực tuyến có khả năng sẽ tiếp tục, mặc dù ít dày đặc hơn so với thời điểm đại dịch bùng phát.
Có lẽ tác động rõ ràng nhất của COVID-19 đối với lực lượng lao động là sự gia tăng đáng kể số lượng nhân viên làm việc từ xa. Để xác định mức độ công việc từ xa có thể tồn tại sau đại dịch như thế nào, chúng tôi đã phân tích tiềm năng của nó trên hơn 2.000 nhiệm vụ được sử dụng trong khoảng 800 ngành nghề ở tám quốc gia trọng điểm. Chỉ xem xét công việc từ xa có thể được thực hiện mà không làm giảm năng suất, chúng tôi thấy rằng khoảng 20 đến 25% lực lượng lao động ở các lĩnh vực về kinh tế tiên tiến có thể làm việc tại nhà từ ba đến năm ngày một tuần. Điều này thể hiện việc làm ở xa gấp 4 đến 5 lần so với trước đại dịch và có thể dẫn đến sự thay đổi lớn về địa lý làm việc, khi các cá nhân và công ty chuyển từ các thành phố lớn ra các vùng ngoại ô và các thành phố nhỏ. Chúng tôi nhận thấy rằng một số công việc về mặt kỹ thuật có thể được thực hiện từ xa tốt nhất nên được thực hiện trực tiếp. Đàm phán, các quyết định kinh doanh quan trọng, brainstorming, cung cấp phản hồi bảo mật, và giới thiệu nhân viên mới là những ví dụ về các hoạt động có thể mất một số hiệu quả khi được thực hiện từ xa.
4. COVID-19 đã thay đổi tương lai việc làm như thế nào?
Một số công ty đã có kế hoạch chuyển sang không gian làm việc linh hoạt sau những trải nghiệm tích cực với làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch, sự thay đổi sẽ là làm giảm không gian tổng thể mà họ cần và đưa ít nhân viên vào văn phòng hơn mỗi ngày. Một cuộc khảo sát với 278 giám đốc điều hành của McKinsey vào tháng 8 năm 2020 cho thấy trung bình, họ có kế hoạch giảm không gian văn phòng xuống 30%. Do đó, nhu cầu về nhà hàng và bán lẻ ở các khu vực trung tâm thành phố và các phương tiện giao thông công cộng có thể giảm xuống.
Công việc từ xa cũng có thể gây khó khăn cho việc đi công tác vì việc sử dụng rộng rãi hội nghị truyền hình trong thời kỳ đại dịch đã mở ra một sự cái nhìn mới về các cuộc họp ảo và các khía cạnh khác của công việc. Trong khi giải trí và du lịch có khả năng phục hồi sau cuộc khủng hoảng, thông lệ du lịch của McKinsey ước tính rằng khoảng 20% công việc phải đi công tác, phân khúc sinh lợi nhất cho các hãng hàng không, có thể sẽ không quay trở lại. Điều này sẽ có những tác động đáng kể đối với việc làm trong lĩnh vực hàng không vũ trụ thương mại, sân bay, nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống. Thương mại điện tử và các giao dịch ảo khác đang bùng nổ.
Nhiều người tiêu dùng đã phát hiện ra sự tiện lợi của thương mại điện tử và các hoạt động trực tuyến khác trong thời kỳ đại dịch. Vào năm 2020, thị phần thương mại điện tử đã tăng với tốc độ gấp hai đến năm lần trước COVID-19 (Hình 2). Khoảng 3/4 số người sử dụng các kênh kỹ thuật số lần đầu tiên trong thời kỳ đại dịch nói rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng chúng khi mọi thứ trở lại “bình thường”, theo khảo sát của McKinsey Consumer Pulse được thực hiện trên khắp thế giới.
Các loại giao dịch ảo khác như khám bệnh từ xa, ngân hàng trực tuyến và giải trí trực tuyến cũng đã trở nên phổ biến. Practo, một công ty viễn thông ở Ấn Độ trong việc tư vấn bác sĩ trực tuyến, đã tăng hơn 10 lần từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2020. Những hoạt động ảo này có thể giảm phần nào khi các nền kinh tế mở cửa trở lại nhưng có khả năng sẽ tiếp tục cao hơn mức đã thấy trước đại dịch.
Sự chuyển đổi sang giao dịch kỹ thuật số này đã thúc đẩy tăng trưởng ở các công việc giao hàng, vận chuyển và kiểm kho. Tại Trung Quốc, công việc thương mại điện tử, giao hàng và mạng xã hội đã tăng hơn 5,1 triệu trong nửa đầu năm 2020.
5. COVID-19 có thể thúc đẩy việc áp dụng tự động hóa và AI nhanh hơn, đặc biệt là trong các khu vực làm việc có sự tiếp xúc vật lý cao
Hai cách mà các doanh nghiệp trong ngày trước đã kiểm soát chi phí và giảm thiểu sự không chắc chắn trong thời kỳ suy thoái là bằng cách áp dụng tự động hóa và thiết kế lại quy trình làm việc, giúp giảm tỷ lệ công việc chủ yếu liên quan đến các công việc thường ngày. Trong cuộc khảo sát toàn cầu của chúng tôi với 800 giám đốc điều hành cấp cao vào tháng 7 năm 2020, 2/3 cho biết họ đang đẩy mạnh đầu tư vào tự động hóa và AI một phần hoặc đáng kể. Số liệu sản xuất robot ở Trung Quốc đã vượt quá mức trước đại dịch vào tháng 6 năm 2020.
Nhiều công ty đã triển khai tự động hóa và AI trong các kho hàng, cửa hàng tạp hóa, trung tâm cuộc gọi và nhà máy sản xuất để giảm mật độ nơi làm việc và đương đầu với sự gia tăng về nhu cầu. Đặc điểm chung của các trường hợp sử dụng tự động hóa này là mối tương quan của chúng với mức độ tiếp xúc về mặt vật lý và nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các nơi làm việc có mức độ tương tác cao của con người có khả năng tăng tốc trong việc áp dụng tự động hóa và AI là lớn nhất.
6. Sự kết hợp của các ngành nghề có thể thay đổi, với mức phát triển việc làm trong các ngành nghề có mức lương thấp là rất ít
So với những gì chúng tôi đã ước tính trước đại dịch, Các xu hướng được tăng tốc bởi COVID-19 có thể thúc đẩy sự thay đổi lớn hơn về sự kết hợp việc làm trong các nền kinh tế.
Chúng tôi nhận thấy rằng một sự kết hợp khác biệt rõ rệt giữa các ngành nghề có thể xuất hiện sau đại dịch ở tám nền kinh tế. So với ước tính của chúng tôi trước COVID-19, chúng tôi cho rằng tác động tiêu cực lớn nhất của đại dịch sẽ rơi vào những người làm công tác dịch vụ ăn uống, bán hàng và phục vụ khách hàng, cũng như các vai trò hỗ trợ văn phòng ít tay nghề. Việc làm trong lĩnh vực vận chuyển và tại các kho hàng có thể tăng lên do sự phát triển của thương mại điện tử và nền kinh tế chuyển phát, nhưng những sự gia tăng đó khó có thể bù đắp cho sự gián đoạn của nhiều công việc với mức lương thấp. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, công việc dịch vụ khách hàng và dịch vụ ăn uống có thể giảm 4,3 triệu, trong khi công việc vận tải có thể tăng gần 800.000. Nhu cầu đối với lao động trong các ngành nghề chăm sóc sức khỏe và STEM có thể tăng hơn so với trước đại dịch, phản ánh sự quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng khi dân số già đi và thu nhập tăng lên cũng như nhu cầu ngày càng tăng đối với những người có thể sáng tạo, triển khai và duy trì công nghệ mới (Phụ lục 3).
Trước đại dịch, thất nghiệp tập trung ở các nghề có mức lương trung bình trong sản xuất và một số công việc văn phòng, phản ánh quá trình tự động hóa, và các công việc lương thấp và cao thì tiếp tục phát triển. Gần như tất cả những người lao động lương thấp bị mất việc làm đều có thể chuyển sang làm những công việc có mức lương thấp khác — ví dụ, một nhân viên nhập dữ liệu có thể chuyển sang ngành bán lẻ hoặc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Do tác động của đại dịch đối với các công việc có mức lương thấp, chúng tôi hiện ước tính rằng hầu hết sự tăng trưởng về nhu cầu lao động sẽ xảy ra ở các công việc có mức lương cao. Trong tương lai, hơn một nửa số lao động có mức lương thấp bị thay thế có thể cần phải chuyển sang các công việc có khung lương cao hơn và yêu cầu các kỹ năng khác nhau để tiếp tục được tuyển dụng.
7. Nhiều hơn 25% công nhân có thể cần phải chuyển đổi nghề nghiệp so với trước khi xảy ra đại dịch
Theo nghiên cứu của chúng tôi, với sự tập trung dự kiến của tốc độ tăng trưởng việc làm ở các nghề có mức lương cao và giảm ở các ngành có mức lương thấp, quy mô và tính chất của quá trình chuyển đổi lực lượng lao động trong những năm tới sẽ còn nhiều thách thức. Theo kịch bản sau COVID-19 của chúng tôi, như thể hiện trong Hình 4, trên tám quốc gia trọng tâm, hơn 100 triệu công nhân, hoặc 1:16, sẽ cần phải tìm một công việc khác vào năm 2030. Con số này nhiều hơn 12% so với chúng tôi ước tính trước đại dịch và hơn 25% ở các nền kinh tế tiên tiến.
Trước đại dịch, chúng tôi ước tính rằng chỉ có 6% người lao động cần tìm việc làm với những công việc có mức lương cao. Trong nghiên cứu sau COVID-19 của chúng tôi, chúng tôi không chỉ thấy rằng một tỷ lệ lớn của người lao động có khả năng cần phải chuyển ra khỏi mức thu nhập thấp mà còn khoảng một nửa trong số họ nói chung sẽ cần các kỹ năng mới, nâng cao hơn để chuyển sang các ngành nghề hoặc thậm chí là với mức thu nhập cao hơn.
Sự kết hợp kỹ năng cần thiết giữa những người lao động cần chuyển đổi nghề nghiệp đã có sự thay đổi. Ví dụ, tỷ lệ thời gian của người lao động Đức sử dụng các kỹ năng nhận thức cơ bản có thể giảm 3,4 phần trăm, trong khi thời gian sử dụng các kỹ năng xã hội và tình cảm sẽ tăng 3,2 điểm phần trăm . Ở Ấn Độ, tỷ lệ tổng số giờ làm việc sử dụng các kỹ năng thể chất và thủ công sẽ giảm 2,2 phần trăm, trong khi thời gian dành cho kỹ năng công nghệ sẽ tăng 3,3 phần trăm. Người lao động trong các ngành nghề có mức lương thấp nhất sử dụng các kỹ năng nhận thức cơ bản, kỹ năng thể chất và thủ công chiếm 68% thời gian, trong khi ở mức lương trung bình, việc sử dụng các kỹ năng này chiếm 48% thời gian. Trong khi với mức thu nhập cao nhất, những kỹ năng đó chiếm ít hơn 20 phần trăm thời gian. Những người lao động thiệt thòi nhất có thể phải chuyển đổi công việc, một phần là do việc làm không cân đối của họ trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19. Ở Châu Âu và Hoa Kỳ, người lao động có trình độ đại học, thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ có nhiều khả năng cần thay đổi nghề nghiệp sau COVID-19 hơn trước. Tại Hoa Kỳ, những người không có bằng đại học có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cao hơn 1,3 lần so với những người có bằng đại học, và người lao động da màu và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ phải chuyển đổi giữa các ngành nghề cao hơn gấp 1,1 lần so với người lao động da trắng. Ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha, sự gia tăng chuyển đổi công việc là cần thiết do các xu hướng chịu ảnh hưởng của COVID-19 ở phụ nữ cao hơn 3,9 lần so với nam giới. Tương tự, nhu cầu thay đổi nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lao động trẻ hơn so với lao động già và những người không sinh ra ở Liên minh châu Âu nhiều hơn lao động bản địa.
8. Các công ty và nhà hoạch định chính sách có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi lực lượng lao động
Quy mô chuyển đổi lực lượng lao động do ảnh hưởng của COVID-19 đối với xu hướng lao động làm tăng mức độ cấp thiết cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện các bước để hỗ trợ các chương trình đào tạo và giáo dục bổ sung cho người lao động. Các công ty và chính phủ đã thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng phi thường trong việc ứng phó với đại dịch với mục đích cũng như sự đổi mới mà họ cũng có thể trang bị lại lực lượng lao động theo những cách hướng đến một tương lai công việc tươi sáng hơn.
Các doanh nghiệp có thể bắt đầu phân tích chi tiết về những công việc có thể được thực hiện từ xa bằng cách tập trung vào các nhiệm vụ liên quan thay vì toàn bộ công việc. Họ cũng có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc đào tạo lại công nhân, như Walmart, Amazon và IBM đã làm. Một số khác đã tạo điều kiện cho sự thay đổi nghề nghiệp bằng cách tập trung vào các kỹ năng họ cần, thay vì bằng cấp. Công việc từ xa cũng mang lại cho các công ty cơ hội phong phú thêm sự đa dạng của họ bằng cách khai thác những người lao động vì gia đình và các lý do khác, không thể chuyển đến các thành phố siêu sao, nơi tập trung nhân tài, vốn và cơ hội trước đại dịch.
9. Cách doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho các công việc trong tương lai
Các nhà hoạch định chính sách có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách mở rộng và nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Ngay cả ở các nền kinh tế phát triển, gần 20% lao động trong các hộ gia đình nông thôn không được tiếp cận với Internet. Các chính phủ cũng có thể xem xét việc mở rộng các lợi ích và bảo vệ cho những người lao động độc lập và cho những người lao động đang làm việc để xây dựng kỹ năng và kiến thức làm việc lâu dài.
Cả doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có thể hợp tác để hỗ trợ người lao động di cư giữa các ngành nghề. Theo Hiệp ước về Kỹ năng được thành lập ở Liên minh Châu Âu trong thời kỳ đại dịch, các công ty và cơ quan công quyền đã dành 7 tỷ euro để nâng cao kỹ năng của khoảng 700.000 công nhân thuộc lĩnh vực sản xuất máy móc tự động, trong khi ở Hoa Kỳ, Merck và các công ty lớn khác đã chi hơn 100 triệu đô la để đánh bóng kỹ năng của người lao động da màu không có bằng cấp cao đẳng và tạo ra công ăn việc làm cho họ.
Phần thưởng của những nỗ lực như vậy sẽ là một lực lượng lao động kiên cường hơn, tài năng hơn và được trả lương cao hơn – và là một xã hội mạnh mẽ và bình đẳng hơn.
Nguồn: The future of work after COVID-19
Dịch và biên tập: Kyanon Digital