Trong buổi hội thảo trực tuyến gần đây, chúng tôi đã cùng ngồi lại với chuyên gia bán lẻ cấp cao của RetailNext, Jacobo Rey và Hadrien Beacco, trưởng bộ phận giải pháp kỹ thuật từ YOOBIC để nói về lý do tại sao tự động hóa trong bán lẻ lại quan trọng đối với hiệu suất của cửa hàng bán lẻ.
Chúng tôi đã đề cập nhiều cơ sở và một số chủ đề hấp dẫn, tuy nhiên bài viết này sẽ tập trung vào 3 thách thức lớn nhất mà các cửa hàng bán lẻ đang phải đối mặt tại thời điểm hiện tại và lý do tại sao tự động hoá trong bán lẻ được cho có thể giải quyết những thách thức này.
Nguồn: RetailNext
1. Tự động hoá trong bán lẻ là gì?
Tự động hóa trong bán lẻ là việc sử dụng công nghệ để đơn giản hoá các quy trình thủ công, lặp đi lặp lại cái mà chiếm quá nhiều thời gian và tập trung nguồn nhân lực vào các nhiệm vụ chiến lược quan trọng hơn như tương tác với khách hàng. Đó là nguyên tắc của việc tự động hoá, đơn giản hoá và loại bỏ càng nhiều những công việc thủ công có giá trị thấp càng tốt khỏi khối lượng công việc của nhân viên.
Nguồn: RoboticsBiz
2. Tại sao tự động hóa trong bán lẻ lại quan trọng?
Các nhà bán lẻ đã đi đến giai đoạn then chốt về công nghệ được sử dụng trong việc cải thiện hiệu suất của cửa hàng bán lẻ. Sau một năm đầy biến động và cắt giảm chi phí, các nhà bán lẻ ngày càng bị hạn chế về nguồn lực. Tuy nhiên, thứ mà họ có được là dữ liệu. Tự động hóa trong bán lẻ được thúc đẩy bởi dữ liệu. Khi chi phí lao động tăng cao, tự động hoá không những giúp các nhà bán lẻ hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện ít nhân lực mà còn thúc đẩy cải tiến liên tục.
Nguồn: Data Semantics
Mặc dù có sẵn lượng dữ liệu khổng lồ và các công cụ vô cùng tiên tiến, nhưng các công cụ này lại thường không được tích hợp với nhau và do đó, chúng không mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian và tăng thêm giá trị thực cho trải nghiệm khách hàng. Tự động hoá trong bán lẻ giúp dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu có sẵn để cải thiện trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng bán lẻ.
3. 3 thách thức lớn nhất đối với các nhà bán lẻ
Nguồn: Radial
3.1. Bộ phận bán hàng tại cửa hàng bán lẻ có ít thời gian hơn cho những việc quan trọng đúng vai trò của họ
Đại dịch khiến các bộ phận bán hàng tại cửa hàng phải phụ trách thêm một loạt trách nhiệm ngoài khối lượng công việc hiện có của họ. Họ thực thi các quy định bổ sung về an toàn và sức khỏe, thực hiện các quy trình mới như dịch vụ chuẩn bị sẵn túi hàng cho khách online và điều chỉnh vai trò của bán hàng đa kênh khi nhiều cửa hàng bán lẻ trở thành trung tâm hoàn tất đơn hàng tạm thời cho các đơn đặt hàng trực tuyến. Đây là những quy trình phức tạp và bộ phận bán hàng tại cửa hàng bán lẻ cần phải nhanh chóng thành thạo chúng trong khi điều hướng các vai trò hàng ngày của họ vốn đã đòi hỏi khắt khe. Tất cả các yêu cầu bổ sung này theo thời gian khiến họ rời xa điều được cho là yếu tố quan trọng nhất trong công việc của họ: hỗ trợ khách hàng. Điều này tạo ra rào cản trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội giúp giữ chân khách hàng quay trở lại.
3.2. Các nhóm hỗ trợ khu vực và nhóm làm việc tại trụ sở chính có ít thời gian hơn cho những việc quan trọng đúng vai trò của họ
Các nhà bán lẻ đã phải cắt giảm số lượng các nhóm hỗ trợ khu vực và nhóm làm việc tại trụ sở chính khi ngân sách giảm mạnh vào lúc cao điểm của đại dịch, điều này có nghĩa là sẽ có ít nhân viên tham gia hỗ trợ để giúp quản lý số lượng khách mua sắm tăng đột biến khi mọi người đổ ra đường trở lại. Các cửa hàng bán lẻ cần nhận được nhiều hỗ trợ hơn bao giờ hết nhưng với các nhóm nhỏ hơn, nguồn lực ít hơn và ngân sách eo hẹp hơn nghĩa là các nhóm hỗ trợ khu vực và nhóm làm việc tại trụ sở chính chuyển sang hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ và giúp chúng hoạt động tốt nhất.
3.3. Môi trường bán lẻ khó đoán
Nguồn: Food Logistics
Lưu lượng khách hàng ngày càng tăng, NRF đã dự đoán doanh số bán lẻ tăng lên 13.5% năm 2021 và một số tên tuổi lớn như Google và Glossier thậm chí mở thêm các cửa hàng chủ lực mới. Tuy nhiên ngành này vẫn dễ bị ảnh hưởng. Niềm tin người tiêu dùng được cải thiện, nhưng nhiều người vẫn lo lắng về việc quay trở lại các cửa hàng bán lẻ và tiêu xài quá mức sau một năm khó khăn. Khi các biến thể virus corona mới xuất hiện trên toàn cầu, biên giới đóng cửa và mở lại và sở thích người tiêu dùng thay đổi, không có gì bảo đảm rằng những loại hình cửa hàng bán lẻ hiện tại sẽ hoạt động hiệu quả nhất trong thời gian 6 tháng. Các nhóm bán hàng tại cửa hàng bán lẻ cần điều chỉnh cách làm việc của họ để thích ứng với sự tăng giảm đột biến của lưu lượng khách hàng, đảm bảo rằng họ cơ cấu lại thời gian để mang lại trải nghiệm khách hàng tối ưu. Các nhà bán lẻ cần nhanh nhạy và chủ động để thích nghi, tuy nhiên họ có nguồn lực và thời gian hạn chế để làm điều này.
Tự động hóa trong bán lẻ giúp tiết kiệm thời gian cho đội ngũ nhân viên bán hàng tại cửa hàng, nhóm hỗ trợ khu vực và nhóm làm việc tại trụ sở chính và tối ưu hoá cho các cửa hàng để thích ứng và phát triển trong những điều kiện khó đoán.
Kyanon Digital hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn việc các nhà bán lẻ sử dụng tự động hoá để cải thiện hiệu suất các cửa hàng như thế nào.
Nguồn: RetailNext
Dịch và biên tập: Kyanon Digital