Các legacy system là những rủi ro tiềm tàng đối với các doanh nghiệp (công nghệ thông tin) CNTT. Chúng cắm sâu vào gốc rễ của công ty và đang trực chờ để gây ra những rắc rối khôn lường.
Việc đối mặt với những mối nguy hại đang ẩn nấp này là một nhu cầu cấp bách. Trong thời đại hậu kỹ thuật số, khả năng thích ứng và linh hoạt là ưu tiên hàng đầu. Nỗ lực ít hơn đồng nghĩa với việc chấp nhận bị bỏ lại phía sau cuộc chơi.
Đừng để bị mắc kẹt trong sự kìm hãm của những legacy system. Trong bài blog này, Kyanon Digital sẽ giúp bạn khám phá những cách giải quyết khó khăn này với 3 cách hiện đại hóa các legacy system hiệu quả nhất.
1. 3 cách hiện đại hoá sự lỗi thời
Các hệ thống cũ tồn tại được lâu như vậy nhờ vào tính hiệu quả cao của chúng từ khi mới được hình thành. Vì vậy, theo thời gian, ngày càng có nhiều hệ thống và quy trình mới được xây dựng dựa trên nền tảng của hệ thống cũ.
Ban đầu, các hệ thống cũ được tiếp tục tồn tại do cách suy nghĩ “Nếu không xảy ra vấn đề thì hệ thống không cần phải sửa chữa”. Dần dần, khi các hệ thống và framework cốt lõi của công nghệ lỗi thời đó ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống CNTT của doanh nghiệp thì các nhân viên lại hình thành suy nghĩ “Nếu sửa chữa, chúng ta sẽ làm hỏng cả hệ thống lớn”.
Nhưng sự thật phũ phàng là ngay cả khi một hệ thống cũ đang hoạt động thì nó vẫn không có khả năng phát triển. Nó không thể kết nối để làm việc với hoặc hỗ trợ các công nghệ và khái niệm mới như điện toán biên (edge computing) hay tự động hóa thông minh (intelligent automation).
Đáng buồn thay, không có sự nhất quán nào về việc nâng cấp công nghệ cũ. Trong bài viết này, bạn sẽ được cung cấp ba thành phần quan trọng nhất của quá trình hiện đại hóa các legacy system.
Theo các nhà phân tích, có bảy cách để hiện đại hóa các hệ thống cũ. Con số đó cần rất nhiều công sức của doanh nghiệp để đánh giá và lựa chọn. Nhưng hiện đại hoá thực sự chỉ có ba cách chính và việc lựa chọn phụ thuộc vào các yếu tố: thời gian, rủi ro và chi phí (đây thường là cân nhắc hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp).
1.1. Thay thế legacy system
Nguồn: Mendix
Trong một số trường hợp, thay thế toàn bộ hệ thống là một lựa chọn thích hợp. Cách tiếp cận “loại bỏ và thay thế (Rip and Replace)” này có thể gây gián đoạn, đặc biệt nếu bạn đã trải qua một cuộc thay đổi lớn liên quan đến công nghệ hoặc tổ chức có năng lực nội bộ hạn chế để thích ứng với các thay đổi khác.
Như TechTarget đã chỉ ra, việc thay thế các hệ thống cũ có thể rất tốn kém. Nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là lựa chọn tốt nhất. Nếu công nghệ cũ của bạn không còn đáng tin cậy và thường xuyên ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh hoặc nếu nó đã lỗi thời đến mức bạn không thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho phần mềm đó nữa, thì bạn có thể cân nhắc một sự thay thế.
Mô hình kinh doanh của bạn có thể đã thay đổi đáng kể từ lần đầu tiên bạn triển khai các hệ thống của mình—và nếu các hệ thống đó không còn hỗ trợ được định hướng kinh doanh hiện tại của bạn và bạn không thể hiện đại hóa chúng một cách hợp lý, thì có lẽ đã đến lúc chuyển đổi hoàn toàn sang một thứ gì đó mới.
1.2. Mở rộng legacy system
Nguồn: Mendix
Nếu phần mềm cũ của bạn đã tồn tại vài năm nhưng vẫn thực hiện được các chức năng cốt lõi của nó, thì bạn có thể không cần phải thay thế nó.
Thay vào đó, bạn có thể hiện đại hóa bằng cách mở rộng khả năng của nó. Ví dụ: phần mềm cũ của bạn không thể hỗ trợ tích hợp các tính năng mới bên ngoài, điều này có thể khiến việc chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng trở nên khó khăn hơn và gây trở ngại đến năng suất công việc.
Vật lộn với câu hỏi làm thế nào để tích hợp các hệ thống cũ với công nghệ mới có thể là một khó khăn lớn. Nhưng bằng cách mở rộng hệ thống — hoặc sử dụng giải pháp low-code để tự động hóa các quy trình đầu cuối — bạn có thể hiện đại hóa chúng mà không cần phải thực hiện một dự án thay thế công nghệ tốn kém.
Việc mở rộng phần mềm cũ còn mang lại những lợi ích khác. Khi hiện đại hóa thành công các ứng dụng cũ bằng phương pháp này, bạn sẽ tạo ra động lực tích cực cho quá trình số hóa trong tương lai. Và khi nhân viên của bạn thấy những thay đổi giúp cải thiện cuộc sống làm việc của họ, họ sẽ có nhiều động lực hơn để theo đuổi những cơ hội thăng tiến trong công ty.
Ngoài ra, bộ phận CNTT của bạn sẽ không còn bị buộc phải dành phần lớn thời gian và chuyên môn của họ để duy trì hoạt động của các legacy system và làm việc một cách thụ động. Hơn thế nữa, tư duy phát triển (growth mindset) có thể sẽ được hình thành trong tổ chức của bạn khi mà những vấn đề tồn đọng gây ra do sự lỗi thời đã được giải quyết.
Những lợi ích kể trên tuy chỉ tạo ra những ảnh hưởng không đáng kể nhưng sẽ góp phần xây dựng một nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp của bạn.
1.3. Chuyển đổi legacy system
Nguồn: Mendix
Nếu doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi gấp các quy trình then chốt và phần mềm cũ của bạn không đủ linh hoạt để hỗ trợ những thay đổi mong muốn, hoặc nếu ứng dụng cũ không còn cung cấp trải nghiệm người dùng phù hợp nữa, thì việc chuyển đổi có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Phương pháp này cũng có thể được áp dụng nếu các ứng dụng cũ của bạn đang hoạt động tốt nhưng cơ sở hạ tầng bên dưới chúng đã lỗi thời trầm trọng. Trong trường hợp này, một cách xử lý hiệu quả là “Lift and Shift”. Về cơ bản, ứng dụng cũ sẽ được xây dựng lại dựa trên một cấu trúc ứng dụng hiện đại.
Chuyển đổi các legacy system có thể cải thiện hiệu suất và khả năng thích ứng. Việc này còn giúp duy trì một hệ thống mà nhân viên của bạn đã quen làm việc cùng, đồng thời tăng độ tin cậy, tính linh hoạt và khả năng mở rộng cho hệ thống đó. Nó cho phép tổ chức của bạn tận dụng tối đa phần mềm cũ và đẩy nhanh quá trình số hóa một cách có chiến lược.
2. Từ ‘lỗi thời’ đến ‘huyền thoại’ với giải pháp low-code
Để đổi mới và duy trì tính cạnh tranh, bạn phải đối mặt với ‘nợ công nghệ’ gây cản trở quá trình số hóa. Theo Gartner, nhiều tổ chức tin rằng các hệ thống cũ đang kìm hãm họ và ngăn cản họ nhận ra những thay đổi cần thiết trong quá trình chuyển đổi số. Rõ ràng, con đường phía trước là hiện đại hóa các ứng dụng cũ, nhưng xác định được mục tiêu và tìm ra cách để đạt được điều đó là hai thử thách rất khác nhau.
Các tổ chức trong nhiều ngành đã áp dụng low-code để hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa của họ:
- Continental, gã khổng lồ về công nghệ ô tô, đã chọn low-code để thay thế một loạt các legacy system.
- Thành phố Dubai đã đưa toàn bộ chức năng của thành phố vào thời đại kỹ thuật số bằng cách tự động hóa các quy trình giấy tờ ở 36 phòng ban.
- PostNL, một công ty bưu kiện và gói hàng ở khu vực Benelux, đã tận dụng một mô hình kiến trúc độc đáo và xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới lạ và tùy biến để thay thế chức năng quản lý bưu kiện thiếu hiệu quả — phần lớn của chức năng cũ này là các quy trình thủ công và do đó rất dễ xảy ra lỗi.
Quá trình hiện đại hóa các legacy system thường xuyên bị né tránh vì nó khó khăn và tốn kém. Nhưng khi hiện đại hoá trở nên cần thiết, việc tìm ra cách tiếp cận và đối tác phù hợp sẽ giúp quá trình chuyển đổi nhanh hơn và suôn sẻ hơn.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn nhiều thông tin bổ ích về những rủi ro tiềm tàng của các legacy system và những cách hiện đại hóa chúng, cũng như sự hỗ trợ đắc lực của low-code trong việc xử lý các legacy system.
Kyanon Digital hiện đang là đối tác giải pháp với Mendix – nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp low-code. Nếu bạn đang muốn duy trì và cải thiện sức cạnh tranh của mình trên thị trường, hãy liên hệ với Kyanon Digital để được tư vấn và hỗ trợ từ những nhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực low-code.
Nguồn: Mendix
Dịch và biên tập: Kyanon Digital