20 năm trước, các nhà tư vấn trong lĩnh vực công nghệ đã đưa ra lời khuyên cho các CIOs không nên tạo ra các ứng dụng quá phức tạp khi thuật ngữ “Thương mại sẵn sàng” (Commercial Off-The-Shelf – COTS) ra đời – Đề cập đến những sản phẩm đã có sẵn và có thể được mua trên thị trường.
Ngày nay, khi thuật ngữ này đang ngày càng phổ biến, thực trạng bán hàng trên các nền tảng online ngày càng gia tăng, dẫn đến nhu cầu về bộ phận IT tại cửa hàng để tạo ra các ứng dụng cũng tăng lên. Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ trong ngành chăm sóc sức khỏe thường tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung cấp ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (Electronic Health Records – EHR) hoặc tìm mua những “hạt giống” ứng dụng tốt nhất từ các nhà cung cấp thích hợp.
Việc chuyển sang phát triển Phần mềm dịch vụ (SaaS) đã giúp giảm bớt gánh nặng cho quá trình nâng cấp các ứng dụng. Tất nhiên, việc mua các phần mềm thương mại giúp chúng ta có thể sử dụng tất cả các tính năng của chúng và trong một vài trường hợp, chúng cũng có thể giúp giảm tỉ lệ các ứng dụng phải chạy liên tục. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc chi phí cho công nghệ sẽ tăng cao và rất nhiều các dự án công nghệ khác sẽ không thể được hoàn thành.
Ví dụ, khả năng tương tác vẫn là một vấn đề nan giải. ONC và CMS vẫn đang nỗ lực loại bỏ các rào cản khi tương tác và đề ra các điều khoản phạt nếu việc trao đổi dữ liệu xảy ra.
Các CIOs cũng đang gặp nhiều khó khăn trước thực tế ngân sách hạn hẹp, trong khi các chương trình mới đang cần được đầu tư rất nhiều để bảo trì và chi trả các chi phí trả trước cho các phần mềm dùng để tích hợp (hay còn gọi là nợ kỹ thuật).
1. Những thử thách mới
Một năm sau đó, trong khi việc duy trì hệ thống hiện tại hay cập nhật hệ thống mới vẫn chưa được quyết định thì COVID-19 đã xuất hiện và phá hỏng kế hoạch này. Bộ phận IT lúc này đã gặp phải nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Họ đột nhiên phải:
- Thay đổi hình thức làm việc, cho các team làm việc tại nhà – kể cả những team chưa từng làm việc từ xa.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe cho nhân viên trong ngắn hạn.
- Tìm nguồn dữ liệu bên ngoài tin cậy để tích hợp, sau đó tiếp tục tìm các nguồn dữ liệu mới tốt hơn, mới hơn mỗi ngày.
- Cập nhật thông tin thực kịp thời về tình trạng các phòng bệnh trống có sẵn cho các lãnh đạo của công ty.
- Cung cấp các hướng dẫn nhanh cho bệnh nhân về thủ tục mới khi nhập viện, các yêu cầu mới mà bệnh nhân cần nắm khi nhập viện trong tình hình dịch bệnh mới.
- Cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy, nhất quán để giảm thiểu khả năng lây lan của dịch bệnh.
2. Công việc phát sinh ngoài kế hoạch
Tất cả những điều này đều hoàn toàn mới và không hề có trong kế hoạch. Mọi việc đều cần phải sử dụng thêm các nguồn lực từ ngân sách của dự án khác và nhân lực của nhiều phòng ban khác. Công việc không phải lúc nào cũng đảm bảo được mục tiêu cải thiện quá trình chăm sóc bệnh nhân hoặc cải thiện trải nghiệm của họ.
Một ví dụ cụ thể về việc các nhà cung cấp dịch vụ y tế quảng cáo rằng họ luôn trong tình trạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa nhưng lại yêu cầu bệnh nhân phải gọi cho bác sĩ phụ trách chính của họ để đặt lịch hẹn, thay vì đặt lịch hẹn trực tuyến. Sau đó, do tình trạng thiếu nhân lực, các cuộc gọi của bệnh nhân lại bị chuyển về hộp thư thoại, khiến họ không thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm vẫn cần có giấy xác nhận từ bác sĩ của họ. Vậy nên việc sử dụng dịch vụ y tế từ xa vẫn chưa thể được đưa vào hoạt động.
Nguồn: IT Pro Portal
3. Các anh hùng thầm lặng
Đằng sau những thành công được phát trên các bảng tin, còn có những anh hùng thầm lặng ít khi được nhắc đến, chính là bộ phận IT. Và chúng ta cần phải trang bị cho họ nhiều công cụ tốt hơn thế nữa. Những công cụ giúp họ lập trình ra những chương trình mới, cập nhật các quy trình hiện có và tích hợp các nguồn dữ liệu mới từ bên ngoài một cách nhanh chóng.
4. Low-code – Cách tiếp cận mới
Những thách thức ngày nay đã dẫn đến một cách tiếp cận mới, chính là Low-code. Low-code là một lối tắt để phát triển ứng dụng một cách trực quan và bao gồm những câu lệnh khai báo đơn giản. Mục tiêu chính của việc sử dụng Low-code là đẩy nhanh quá trình tạo ra một chương trình.
Đây chắc chắn là mục tiêu của các team phát triển các ứng dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe. Khi các doanh nghiệp khách hàng sử dụng Low-code, họ có thể đảm bảo các ứng dụng của mình luôn sẵn sàng hoạt động bằng cách xây dựng nên các giá trị mà khách hàng có thể tin tưởng như:
- Quy trình quản lý tự động bằng APIs (OAuth)
- Quyền truy cập được tiêu chuẩn hóa qua APIs
- Khả năng quản lý và giám sát
5. Giai đoạn chuẩn bị
Trong quá trình chuẩn bị, để có thể áp dụng các nền tảng ứng dụng Low-code (Low-code application platform – LCAP) vào quy trình, cần đánh giá việc ứng dụng nó như thế nào sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trong bối cảnh công nghệ hiện nay, bao gồm các phần mềm lưu trữ tại chỗ (on-prem), dịch vụ đám mây riêng (private cloud) và dịch vụ đám mây công cộng (public cloud) đều yêu cầu các phương pháp xác thực chuẩn hóa được mã hóa. Nếu không có những quy trình này, vấn đề bảo mật sẽ không đảm bảo đáp ứng các mục tiêu của các CISO hoặc sẽ cần thêm nhân lực để giám sát và duy trì hệ thống bảo mật cho ứng dụng.
6. OAuth là nền tảng xây dựng
Đối với các nhà cung cấp, môi trường làm việc và tốc độ tương tác của con người (ví dụ như các bác sĩ nhưng không phải nhân viên của phòng khám, nguồn dữ liệu tạm thời như các bệnh nhân…), OAuth chính là nền tảng để đo lường mức độ xác thực bảo mật. OAuth là một bộ khung đại diện cho quá trình xác thực, nó có thể thay thế việc phải gửi các thông tin xác thực qua các cuộc gọi (APIs).
Về cơ bản, OAuth là một phương thức xác thực giúp một ứng dụng bên thứ 3 có thể được ủy quyền bởi người dùng để truy cập đến tài nguyên người dùng nằm trên một dịch vụ khác. OAuth là từ ghép của O (Open) và Auth tượng trưng cho: Authentication: xác thực người dùng.
Nguồn: Stormpath
CMS đã yêu cầu cần có các quy định về khả năng tương tác như một nền tảng cho việc chia sẻ dữ liệu. Nếu bạn chưa từng, hãy thử đầu tư vào một hệ thống quản lý định danh được tập trung hóa và chuyển sang sử dụng OAuth để xác thực các dịch vụ và tiếp cận các yêu cầu. Tiêu chuẩn hóa quy trình xác thực là bước đầu tiên của quá trình xây dựng ứng dụng. Hãy làm điều này trước khi bạn tìm một nhà cung cấp các giải pháp low-code.
Các nền tảng low-code cung cấp vô số các cách tiếp cận dữ liệu từ các thiết bị khác. Phương pháp tích hợp điển hình bao gồm các file, cơ sở dữ liệu (ODBC, JDBC,…) và mã lập trình kịch bản (scripting).
Đây chính là lúc để ứng dụng API-First và tư duy thiết kế. Hãy dừng việc tích hợp ứng dụng theo từng điểm (point-by-point) – tốc độ của LCAP sẽ giúp bạn gia tăng các phương thức kết nối nếu các giao diện chưa được tiêu chuẩn hóa.
7. Sử dụng APIs – Đẩy nhanh tốc độ phân phối
Sử dụng APIs sẽ giúp bạn đạt được các chỉ tiêu đề ra nhanh hơn và nâng cao hiệu suất làm việc. Việc cung cấp một bộ các giao diện được tiêu chuẩn hóa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (đây là mục tiêu cơ bản của API-First) sẽ giúp giảm thiểu thời gian thử nghiệm, các lỗi sản xuất và nâng cấp được những thành phần còn phức tạp.
Ứng dụng APIs đúng cách sẽ cần một sự thay đổi về mặt văn hóa – đó là việc ứng dụng API vào tổ chức không hẳn là mục tiêu cuối cùng. Các APIs được các citizen developers phát triển và các ứng dụng được đưa vào thị trường sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, tạo ra hiệu quả cao hơn và tốn ít nguồn lực hơn.
8. Khả năng quản lý và giám sát
Một điều quan trọng cuối cùng chính là khả năng quản lý và giám sát của các ứng dụng linh hoạt mới, đặc biệt là sự tương tác của ứng dụng đó với các ứng dụng cốt lõi của doanh nghiệp và các tích hợp nội bộ. Chúng ta đều đã thấy rằng, khi một chương trình hay một bản cập nhật mới được ra mắt thì hiệu suất thu thập thông tin của nó sẽ chậm lại.
Khả năng giám sát và đo lường quyền truy cập (quyền truy cập giới hạn tới X số lượng cuộc gọi trong một khoảng thời gian nhất định) là cần thiết để chủ động ngăn ngừa lỗi lập trình và bảo vệ khách hàng của bạn khỏi các tác nhân gây hại. Biết được ai đang truy cập vào đâu và tình trạng tải trang thế nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Các lãnh đạo của phía cung cấp dịch vụ quản trị API sẽ cung cấp các công cụ để xây dựng các chính sách, hệ thống quản trị, phân tích số liệu từ các cổng truy cập để bảo vệ và đo lường các dịch vụ tích hợp.
Hiệu quả hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn chính là những giá trị cốt lõi mà giải pháp này đem lại. Ứng dụng low-code vào doanh nghiệp sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và giúp chúng ta đáp ứng được các nhu cầu trong trạng thái bình thường mới.
LCAP yêu cầu một hệ thống xác thực được tiêu chuẩn hóa, các giao diện ứng dụng (APIs) và một hệ thống bảo mật, giám sát các cổng truy cập để thúc đẩy quá trình áp dụng các giải pháp low-code, đồng thời vẫn đảm bảo được vấn đề bảo mật cho các nguồn lực của doanh nghiệp.
Nguồn: Healthcare Executive Group
Kyanon Digital hiện đang là đối tác giải pháp cho Mendix – nhà cung cấp nền tảng low-code hàng đầu thế giới. Với mục tiêu cung cấp các giải pháp kỹ thuật số nhanh chóng và hiệu quả, Kyanon Digital sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi digital bằng nền tảng low-code từ Mendix.
Hy vọng những chia sẻ về việc ứng dụng low-code trong ngành y tế sẽ giúp bạn có thêm thông tin về xu hướng phát triển ứng dụng mới cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe có thể sẽ được phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai gần với sự hỗ trợ đắc lực của các nền tảng Low-code. Để tìm hiểu thêm về các giải pháp Low-code, bạn có thể liên hệ tư vấn ngay cùng Kyanon Digital nhé.
Nguồn: HIT Consultant
Dịch và biên tập: Kyanon Digital