Trong các ngành công nghiệp trên thế giới, việc phát triển và triển khai những ứng dụng kinh doanh đang được các doanh nghiệp thực hiện hàng loạt. Ngày nay, các công ty lớn (hơn 2.000 nhân viên) có trung bình 129 ứng dụng, và trong đó khoảng 10% sở hữu hơn 200 ứng dụng. Trong thời điểm các công ty đang phải đối mặt với nhu cầu tạo ra giải pháp nhanh, thì đồng thời cũng xuất hiện sự thiếu hụt lập trình viên. Vậy làm thế nào mà các doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều ứng dụng một cách nhanh chóng như vậy?
Đối với những ai không phải là lập trình viên, phát triển ứng dụng có vẻ là một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn phức tạp. Nhưng với công nghệ mới nhất, một người dù có kinh nghiệm lập trình hay không đều có thể tạo ra các ứng dụng chất lượng cao mà không cần code.
1. Cách tạo ứng dụng không cần code
Source: Mendix
Phát triển ứng dụng không cần code yêu cầu một nền tảng phát triển để tạo ra ứng dụng đó. Cả hai nền tảng no-code và low-code đều cung cấp môi trường phát triển trực quan không có những dòng code trong các ngôn ngữ lập trình phức tạp. Với sự phát triển được đơn giản hóa, việc tạo ra một ứng dụng trở nên dễ tiếp cận với nhiều người hơn, dù họ có kinh nghiệm lập trình hay không.
Cả hai loại nền tảng đều phù hợp cho việc triển khai ứng dụng với những ai không phải là lập trình viên cùng các tính năng như:
- Môi trường phát triển trực quan
- Các template, tiện ích được tạo sẵn
- Các quy trình triển khai được tóm tắt và tự động
- Chức năng kéo-thả
- Phát triển chức năng đa người dùng với quy trình làm việc đồng bộ hóa
Đối với doanh nghiệp quan tâm đến việc phát triển trong tương lai, low-code cung cấp những công cụ tốt nhất dành cho lĩnh vực no-code lẫn high-code. Các nền tảng no-code hoàn toàn không có code, nhưng các nền tảng low-code có thể được sử dụng bởi cả các lập trình viên chuyên nghiệp và những người không có kinh nghiệm. Người dùng doanh nghiệp có thể tạo các ứng dụng đơn giản trong một môi trường trực quan, thân thiện với người dùng trong khi các lập trình viên chuyên nghiệp có thể tự do sử dụng các công cụ để mở rộng khả năng của các ứng dụng low-code và xây dựng các ứng dụng custom phức tạp mới.
2. Có thể tạo những loại ứng dụng nào mà không cần code?
Có rất nhiều ứng dụng có thể được xây dựng và triển khai mà không cần code. Thông thường, đó là các ứng dụng di động và web đơn giản không yêu cầu tích hợp dữ liệu nặng, các tính năng custom hoặc có nhiều tính năng.
Đây chỉ là một ví dụ về nhiều loại ứng dụng có thể được tạo ra mà không cần code:
- Tự động hóa quy trình
- Báo cáo kinh doanh
- Cổng thông tin nhà cung cấp
- Mua bán lẻ
- Lên lịch cuộc hẹn
Nếu bạn hướng đến những ứng dụng vượt ngoài các quy trình đơn giản, hoặc có khả năng bạn sẽ muốn phát triển ứng dụng trong tương lai, hãy sử dụng nền tảng low-code. Với low-code, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu xây dựng ứng dụng trong môi trường phát triển trực quan và các lập trình viên chuyên nghiệp sau đó có thể tiếp tục phát triển chúng trong môi trường lập trình.
3. Ba bước để xây dựng ứng dụng không cần code
3.1 Ý tưởng
Điều đầu tiên: Mục đích ra đời cho ứng dụng của bạn là gì? Bạn có mong muốn nào cụ thể hay chỉ đang khám phá những gì đang có?
Trước khi xác định liệu bạn có thể xây dựng ứng dụng mà không cần viết code, hãy xem xét những điều sau:
- Khách hàng mục tiêu cho ứng dụng là ai?
- Có những vấn đề kinh doanh nào cần giải quyết?
- Ngân sách của bạn là bao nhiêu?
- Ứng dụng sẽ được ra mắt vào lúc nào?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn có cung cấp một ứng dụng tương tự không? Ứng dụng của bạn có những điểm nào nổi bật hơn?
- Bạn muốn xây dựng loại ứng dụng nào? Web, điện thoại di động hay cả hai? Ứng dụng sử dụng được trên các thiết bị Android hay Apple?
3.2 Chọn lựa nền tảng no-code/low-code
Có một nhu cầu bất biến trong cuộc sống, đó là “nhu cầu thay đổi”. Sự thay đổi trong nhu cầu kinh doanh và người dùng sẽ dẫn đến việc các ứng dụng cần phải phát triển. Nếu bạn đang sử dụng giải pháp low-code, bạn có thể cập nhật nhanh chóng và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong tương lai một cách dễ dàng.
Một lần nữa, việc xem xét, đánh giá một nền tảng trước khi quyết định sử dụng chúng là rất quan trọng. Tất cả các công cụ phát triển ứng dụng đều có những khả năng và hạn chế khác nhau. Trước khi đăng ký một nền tảng, hãy chắc chắn rằng nó có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu ứng dụng ngắn hạn và dài hạn của mình.
3.3 Bắt đầu thiết kế
Source: Mendix
Khi bạn đã chọn nền tảng phát triển ứng dụng của mình, bạn có thể bắt đầu thiết kế ứng dụng mà không cần code ngay lập tức. Mỗi nền tảng sẽ có một quy trình tích hợp khác nhau. Nhìn chung, bạn có thể được làm việc trong một môi trường có tính trực quan cao.
Với Mendix Studio, người dùng có thể bắt đầu thiết kế ứng dụng web hoặc di động từ đầu hoặc với một template có thể tùy chỉnh, bao gồm những bố cục được tạo sẵn và các chức năng sẵn có. Khi làm việc với template, trình chỉnh sửa trực quan có một hộp công cụ gồm các tiện ích và khối thiết kế được tạo kiểu sẵn mà bạn có thể kéo và thả vào ứng dụng của mình. Khi ứng dụng của bạn đã sẵn sàng để phát hành, bạn có thể triển khai chỉ bằng một cú nhấp chuột.
4. Thiết kế ứng dụng không cần code với Mendix
Từ các lập trình viên dày dạn kinh nghiệm đến các nhà tư vấn kinh doanh không chuyên về kỹ thuật, Mendix tạo khả năng thiết kế các ứng dụng có hoặc không có code.
Giám đốc tư vấn kinh doanh Jakob Schillinger đã có thể thiết kế và triển khai một ứng dụng quản lý tài nguyên quan trọng đối với doanh nghiệp mà không cần có bất kỳ kinh nghiệm lập trình nào. “Tôi đã đăng ký một tài khoản miễn phí của Mendix và 30 phút sau, sau phần hướng dẫn cơ bản, tôi đã triển khai ứng dụng đầu tiên của mình,” anh nói.
Mendix sắp xếp hợp lý, tóm tắt và tự động hóa phần lớn quy trình thiết kế. Sau đây chính là phương thức:
4.1 Các thực thể trên cơ sở dữ liệu
Trong Mendix, cấu trúc cơ sở dữ liệu được đơn giản hóa thành các thực thể (entity), thuộc tính (attributes) và liên kết (associations). Các thực thể là các bảng cơ sở dữ liệu truyền thống, các thuộc tính là các cột và kiểu dữ liệu, và các liên kết bao hàm bản chất giữa hai thành phần trên. Với Mendix, bạn chỉ cần tập trung vào mối quan hệ giữa các thực thể.
4.2 Sử dụng template thay vì code
Source: Mendix
Sau khi cơ sở dữ liệu của bạn được tạo bằng các bước kéo và thả đơn giản, bạn có thể bắt đầu xây dựng giao diện người dùng của mình với các template được sẵn có dễ dàng.
Các template bao gồm bố cục điều hướng cùng các tiện ích con có sẵn, và có thể tái sử dụng để đẩy nhanh quá trình phát triển. Bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện ứng dụng của mình với trình tạo giao diện. Mọi thứ bạn cần đều có sẵn và có thể tùy chỉnh.
Cuối cùng, logic kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Bạn muốn một ứng dụng có thể xử lý các phép tính, tích hợp hơn là chỉ mở và đóng các trang. Microflows giúp thu hẹp khoảng cách đó.
4.3 Microflow
Microflow là logic nghiệp vụ dựa trên Mô Hình Quy Trình Nghiệp Vụ (Business Process Modeling Notation) và cho phép bạn biểu thị logic mà bạn đang tạo dựng bằng hình ảnh. Bạn có thể xây dựng các microflows bằng các bước kéo thả đơn giản, và thay đổi chúng khi các quy tắc kinh doanh thay đổi.
Việc thiết kế ứng dụng mà không cần code là hoàn toàn có thể! Bạn chỉ cần một chiến lược rõ ràng và một nền tảng no-code/low-code phù hợp.
Kyanon Digital hiện đang là đối tác giải pháp của Mendix – một trong những nền tảng cung cấp giải pháp low-code hàng đầu trên thế giới. Chúng tôi giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp low-code tuyệt vời từ Mendix. Nếu có nhu cầu xúc tiến sự phát triển của các ứng dụng và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.
Nguồn: Mendix
Dịch và biên tập: Kyanon Digital