39 Thong Ke Ve Low CodeNo Code Tu Cac Nguon Uy Tin min

39 thống kê về low-code từ các nguồn uy tín sẽ được liệt kế trong bài viết này. Cùng xem qua nhé.

Dự báo thị trường Low-code
  1. Đến năm 2024, lập trình ứng dụng Low-code sẽ chiếm hơn 65% hoạt động lập trình ứng dụng. (Gartner).
  2. Thị trường phát triển nền tảng Low Code toàn cầu dự đoán sẽ có doanh thu đạt 65 tỷ đô vào năm 2027, 187 tỷ đô vào năm 2030, tăng từ 10 tỷ đô năm 2019 và dự kiến sẽ tăng với tốc độ nhanh với tỷ lệ tăng trưởng tổng hợp hàng năm (CAGR) lên đến 31,1% trong giai đoạn dự báo. (GlobeNewswire)
  3. Đến năm 2024, 75% doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng ít nhất bốn công cụ Low Code để phát triển ứng dụng IT và triển khai các chiến dịch “Citizen Development” khác. (Gartner)

39 Thống Kê Về Low Code/No Code Từ Các Nguồn Uy Tín 1

Tiếp nhận thị trường

4. Đến năm 2025, 70% ứng dụng mới do các tổ chức lập trình sẽ sử dụng Low-code hoặc No-code, tăng từ mức dưới 25% vào năm 2020. (Gartner **)

5. Gần đây, 72% các nhà lãnh đạo IT cho biết các vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp của họ làm gián đoạn các kế hoạch và chiến lược phát triển. Phần lớn thời gian họ dành ra là để bảo trì hệ thống.

6. 26% các chuyên gia tin rằng các nền tảng low-code sẽ là thành phần quan trọng nhất trong lĩnh vực tự động hóa (tăng trưởng 10% kể từ đại dịch).

7. 82% các công ty không thể tiếp cận và giữ chân các kỹ sư phần mềm/lập trình viên họ mong muốn. Và con số này dự kiến sẽ tăng thêm khi làn sóng “Đại khủng hoảng lao động” bùng phát.

39 Thống Kê Về Low Code/No Code Từ Các Nguồn Uy Tín 2

Ứng dụng thực tế của Low-code

8. Các doanh nghiệp thận trọng (như Appian đưa ra) đã tận dụng giá trị của sự linh hoạt (83%), tốc độ (63%) và tự động hóa (67%) mà low-code đem lại cho họ. Những giá trị này trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp tìm cách để kiểm soát quá trình chuyển đổi số trong khi giảm thiểu chi phí, rủi ro và những lãng phí trong tổ chức.

9. Gartner cho biết, đến năm 2023, số lượng citizen developers sẽ nhiều hơn gấp 4 lần các lập trình viên chuyên nghiệp tại các công ty lớn.

10. Các công cụ tích hợp citizen (các nền tảng low-code) sẽ được sử dụng phổ biến trong vòng 2 – 5 năm.

11. Theo McKinsey, các tổ chức có các công cụ tốt nhất sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ lập trình và đạt 65% phát minh mới nhiều hơn các công ty tầm trung. Hơn nữa, tỷ lệ giữ chân nhân viên cũng cao hơn 47% tại các công ty có thể cung cấp nhiều công cụ trong quá trình phát triển ứng dụng.

12. Trong một báo cáo vào năm 2017 của 451 Research và Filemake, Inc, 82% các tổ chức cho rằng việc phát triển ứng dụng không cần bộ phận IT khá quan trọng. Một lưu ý rằng 60% các ứng dụng tùy biến đều được phát triển bởi các bên thứ ba bên ngoài tổ chức.

Theo như Gartner, con số có thể chạm mức 80% vào năm 2024 nhờ vào sự phát triển của low-code.

13. Forrester dự đoán rằng vào cuối năm 2021, 75% các phần mềm doanh nghiệp đều sẽ được phát triển bởi low-code.

14. Đến năm 2023, các doanh nghiệp sẽ phát triển hơn 500 triệu ứng dụng mới trong hệ thống điện toán đám mây (bằng với số lượng ứng dụng đã được phát triển trong vòng 40 năm qua). Phần lớn những ứng dụng này sẽ bổ trợ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

15. Đến năm 2024, 75% các doanh nghiệp sẽ sử dụng ít nhất 4 nền tảng low-code để phát triển citizen development và các ứng dụng doanh nghiệp.

16. Được thúc đẩy bởi đại dịch, hơn 50% các doanh nghiệp vừa và lớn sẽ sử dụng nền tảng low-code hoặc no-code để phát triển ứng dụng.

17. Theo như khảo sát của Gartner về citizen development, 41% người tham gia khảo sát gần đây đã phát triển citizen development trong tổ chức của họ. Và 20% trong số đó đang không có trong quá trình phát triển ứng dụng.

18. 47% các lập trình viên nói rằng họ không có quyền truy cập các công cụ họ cần để xây dựng các ứng dụng với tốc độ nhanh để đảm bảo đúng thời hạn. Và 41% các lập trình viên mong muốn phát triển hơn một nửa số ứng dụng với low-code.

39 Thống Kê Về Low Code/No Code Từ Các Nguồn Uy Tín 3

Lợi ích của Low-code

19. 73% các CFOs cho rằng doanh nghiệp của họ đã sẵn sàng triển khai các quy trình liền mạch nhờ có tự động hóa và các tích hợp.

20. Các doanh nghiệp báo cáo rằng trong bộ phận IT có sự thiếu hụt kỹ năng lớn về Data Analytics.

21. 88% các lãnh đạo IT cho biết khối lượng công việc của họ gia tăng hơn 50% trong thời kỳ đại dịch. Và chỉ 37% các nhà lãnh đạo IT nói rằng họ hoàn thành được các kế hoạch đề ra trong năm trước.

22. IDC cũng cho biết low-code đã giúp gia tăng vòng đời sản phẩm công nghệ lên 62% đối với các sản phẩm mới và 72% đối với các tính năng mới, và đạt thêm 19,8 triệu đô trong doanh thu hằng năm và hiệu suất tăng 123%.

23. Mức lương trung bình của một kỹ sư phần mềm tại Mỹ vào năm 2022 là 110 đô theo như tờ US News.

24. 84% các tổ chức đã ứng dụng low-code để giảm thiểu gánh nặng cho bộ phận IT của họ vào năm 2018. Họ thấy được tiềm năng mà low-code đem lại để đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi số.

39 Thống Kê Về Low Code/No Code Từ Các Nguồn Uy Tín 5

25. Low-code cho phép tăng tốc phát triển ứng dụng theo cấp số 10, điều đó có nghĩa là các lập trình viên có thể brainstorm, lập trình, test và triển khai các ứng dụng mới chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần thay vì vài tháng.

26. Các nền tảng low-code và no-code có thể giảm thiểu khoảng 50 – 90% thời gian cần thiết để tạo ra các ứng dụng theo yêu cầu so với cách lập trình truyền thống với các ngôn ngữ lập trình.

27. Một báo cáo của IDC cho biết các khách hàng nhận được 509% ROI sau 5 năm sử dụng low-code và tự động hóa quy trình làm việc thông minh. Và 100% các doanh nghiệp low-code đều nhận được ROI từ low-code.

Các ứng dụng của low-code

28. Theo một báo cáo của Statista về số lượng người dùng sử dụng các ứng dụng low-code trên toàn cầu trong năm 2021, 33% trong số đó cho biết họ đa phần sử dụng hệ thống dữ liệu và các giao diện trực quan. Hệ thống bảo mật dữ liệu, các quy trình tự động hóa và các ứng dụng e-commerce là một số ứng dụng khác được nhắc đến.

29. Những lý do chính khiến doanh nghiệp nên sử dụng low-code theo một nghiên cứu của Outsystems:

  • Triển khai chuyển đổi số và các phát minh mới
  • Giảm thiểu các vấn đề IT tồn đọng và nâng cao mức độ phản hồi của bộ phận IT
  • Giảm thiểu hoặc tránh khỏi các khoản nợ
  • Giảm thiểu việc phụ thuộc vào các chuyên gia công nghệ
  • Bảo đảm tỷ lệ nghỉ việc không gia tăng
  • Trao quyền cho các Citizen Developers để phát triển các quy trình

39 Thống Kê Về Low Code/No Code Từ Các Nguồn Uy Tín 6

Một số thách thức khi sử dụng low-code

30. Có 4/5 các doanh nghiệp tại Mỹ đang ứng dụng low-code vào tổ chức của họ thì vẫn có 20% trong số họ không tiếp nhận low-code. Trên toàn cầu, con số đó là 23%.

31. Theo Appian, 31% các doanh nghiệp đang sử dụng low-code gần đây chưa từng phát triển các ứng dụng có tính ứng dụng cao.

32. Theo báo cáo phát triển ứng dụng của Outsystems năm 2019, có rất nhiều lý do các doanh nghiệp đưa ra để không sử dụng hoặc không có ý định sử dụng low-code trong tương lai:

  • Thiếu kiến thức về low-code: 43%
  • Lo ngại về vấn đề kết hợp từ bên ngoài của một nền tảng hoặc một nhà cung cấp khác: 37%
  • Cho rằng các ứng dụng của low-code là cần thiết: 32%
  • Lo ngại về khả năng mở rộng của ứng dụng low-code: 28%
  • Lo ngại về hệ thống bảo mật của low-code: 25%

33. Thế giới đang dần thay đổi mỗi ngày. Gần đây, thế hệ Milennials chiếm 35% trong lực lượng lao động tại Mỹ. Đến năm 2025, thế hệ này sẽ tiếp tục chiếm 75% nguồn nhân lực. Vào năm 2020, gen Z chiếm 11,6% lực lượng lao động nhưng con số được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai.

Các thống kê về khả năng tiếp cận của low-code

34. Trong một khảo sát năm 2018, Mendix đã tìm ra rằng:

  • 25% cộng đồng các low-code developers không có kinh nghiệm lập trình.
  • Thay vào đó, 40% người dùng có nền tảng về kinh doanh.
  • 70% các developers không có kinh nghiệm về low-code đã học cách phát triển ứng dụng trong vòng một tháng. Và 28% đã học được kỹ năng này trong vòng 2 tuần.
  • 72% những người trả lời rằng họ đang triển khai các ứng dụng trong vòng 3 tháng bằng low-code, nhưng nếu sử dụng cách lập trình truyền thống thì sẽ mất 6 tháng.

35. Trong một khảo sát năm 2019 của Appian, 79% các lập trình viên cho rằng low-code có thể phát triển mức độ hài lòng khi làm việc cho họ bằng cách giảm thiểu áp lực, yêu cầu và căng thẳng.

39 Thống Kê Về Low Code/No Code Từ Các Nguồn Uy Tín 7

Tài trợ từ các nhà cung cấp

36. OutSystems đã huy động được tổng cộng $422,1 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 vòng. (Crunchbase)

37. Mendix đã huy động được tổng cộng 38 triệu đô la Mỹ trong 3 vòng. (Crunchbase)

38. ServiceNow đã huy động được tổng cộng $83,7 triệu tiền tài trợ qua 6 vòng. (Crunchbase)

39. Appian đã huy động được tổng cộng $47,5 triệu đô la Mỹ trong 2 lần. (Crunchbase)

Kyanon Digital hiện đang là đối tác giải pháp cho Mendix – nhà cung cấp nền tảng low-code hàng đầu thế giới. Với mục tiêu cung cấp các giải pháp kỹ thuật số nhanh chóng và hiệu quả, Kyanon Digital sẽ giúp tích hợp chuyển đổi digital bằng nền tảng low-code từ Mendix.

Kyanon Digital hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên có thể giúp bạn cân nhắc sử dụng các nền tảng low-code vào phát triển kỹ thuật số cho doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh năm 2022. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn từ những chuyên gia đầu ngành về giải pháp low-code.

Nguồn: AIMultiple

Dịch và biên tập: Kyanon Digital

5/5 - (1 vote)