Trong bài viết này, Kyanon Digital sẽ giúp bạn khám phá 4 yếu tố dữ liệu mà các doanh nghiệp cần phải có để xây dựng một chiến lược Digital Commerce thành công.
Khi mua sắm trực tuyến xuất hiện lần đầu tiên, đây được xem là một kênh để thúc đẩy chuyển đổi. Từ các tác vụ di chuột, nhấp chuột, mua hàng — các trung tâm e-commerce hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm mua hàng trọn vẹn hơn bằng cách cho phép khách hàng tiếp cận các sản phẩm trên toàn thế giới và so sánh các lựa chọn mua sắm khác nhau mà không cần phải đến cửa hàng trực tiếp.
Nhưng cách chúng ta nghĩ về e-commerce đã thay đổi.
Tác động của dịch COVID-19 đã khiến lối suy nghĩ rằng e-commerce là một bản thay thế kỹ thuật số đơn giản của cửa hàng vật lý đã lỗi thời. Đại dịch đã phá vỡ các xu hướng lâu đời của cả thương mại B2B và B2C, đẩy mạnh các luồng doanh thu kỹ thuật số và thay đổi cách con người tương tác với các thương hiệu. Ngoài ra, các kênh đang phát triển như IoT, các thiết bị liên lạc và chatbot đang mang đến cho người tiêu dùng những cách mới để tìm hiểu về các nhãn hàng, so sánh sản phẩm, đọc đánh giá và mua hàng. Một số thương hiệu đã áp dụng những đổi mới này, trong khi những thương hiệu khác vẫn đang tìm cách áp dụng các công nghệ mới mà không cần phải xây dựng lại, tái cấu trúc và duy trì nội dung riêng biệt cho từng kênh. Đây chính là lúc Digital Commerce tỏa sáng.
Ví dụ, các ngành lâu đời như bán lẻ và CPG (Consumer Package Goods – Hàng hóa đóng gói tiêu dùng) đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương hiệu D2C mà có thể mang lại những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa. Các thương hiệu D2C hàng đầu như Warby Parker và Dollar Shave Club cung cấp cho khách hàng các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên những công cụ như phản hồi khảo sát, feedback trên mạng xã hội và trải nghiệm ảo dùng thử sản phẩm. Trong khi đó, các công ty như Chewy đang nỗ lực tạo ra những mối quan hệ có ý nghĩa và được cá nhân hóa với khách hàng của họ, chẳng hạn như gửi một bó hoa và thiệp chia buồn tới những khách hàng đã hủy dịch vụ sau khi thú cưng của họ qua đời.
1. Xây dựng chiến lược Digital Commerce với cá nhân hóa
Để tạo ra những kết nối mật thiết và có sức ảnh hưởng hơn với người tiêu dùng, các nhãn hàng cần phải truy cập thông tin theo thời gian thực, hiểu biết từng khách hàng và cách họ có thể giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình. Để xây dựng một chiến lược Digital Commerce thành công, bốn yếu tố sau phải hoạt động hài hòa.
1.1. Thiết lập danh sách khách hàng thân thiết
Để biết được đối tượng khách hàng của mình là ai, bạn cần xây dựng một chiến lược Digital Commerce thống nhất dữ liệu chính chủ để có được cái nhìn rõ hơn về sở thích, hành vi và tương tác của khách hàng với thương hiệu của bạn. Nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng là một công cụ giúp tập hợp dữ liệu vào một bản ghi chính (master record), cho phép các Marketers quyền kiểm soát và truy cập tất cả dữ liệu của khách hàng bất kể từ nguồn nào. Nền tảng này cũng có thể tập hợp các loại dữ liệu e-commerce khác nhau như dữ liệu giao dịch, dữ liệu hoạt động, dữ liệu khách hàng và sản phẩm, dữ liệu cửa hàng vật lý, dữ liệu quảng cáo và dữ liệu phân bổ hành vi.
Một nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng doanh nghiệp không chỉ tập hợp các dữ liệu mà còn thống nhất, loại bỏ và làm phong phú thêm thông tin bằng các quy trình như định danh khách hàng, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn 360° chính xác về mỗi khách hàng.
1.2. Thống nhất các tương tác trực tuyến và trực tiếp
Digital Commerce không còn là chiến lược cho một kênh đơn lẻ hay là một nút mua hàng mà bạn thêm vào một góc trang web của mình. Thay vì coi Digital Commerce là một kênh giao dịch riêng lẻ, các nhà bán lẻ cần điều chỉnh tư duy của mình để có thể có cái nhìn bao quát hơn, xem xét toàn bộ hành trình của khách hàng trực tuyến và trực tiếp. Một nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng tập hợp các tương tác của khách hàng, lịch sử mua hàng và các điểm dữ liệu khác trong thời gian thực, vì vậy mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm được cá nhân hóa nhưng vẫn đảm bảo tính liền mạch ở các kênh khác nhau.
1.3. Tận dụng các phân tích dự đoán và Machine Learning trên quy mô lớn
Để có cái nhìn rõ hơn về khách hàng và hiểu được nhu cầu của họ, các tổ chức có thể sử dụng các kỹ thuật như các mô hình dự đoán Machine Learning và các đề xuất dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để mang đến cho khách hàng những nội dung phù hợp tại bất kỳ thời điểm nào trong hành trình của họ. Các giải pháp tìm kiếm và bán hàng thông minh hàng đầu kết hợp với AI để tạo ra các hành trình mua sắm cá nhân hóa cho mỗi khách truy cập. Tận dụng các tính năng như dự đoán tìm kiếm để hiển thị kết quả theo thứ tự mức độ liên quan, các chương trình ưu đãi phong phú và các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa.
1.4. Đầu tư vào cấu trúc Composable Commerce
Composable Commerce mang đến cho các doanh nghiệp sự tự do để điều chỉnh và mở rộng trải nghiệm Digital Commerce của họ thông qua các module và ứng dụng kinh doanh có thể được triển khai và tái sử dụng trên nhiều giao diện và kênh khác nhau mà không bị giới hạn. Không như các nền tảng E-commerce truyền thống có cấu trúc monolithic hạn chế khi doanh nghiệp phụ thuộc sự phát triển vào một nhà cung cấp nền tảng duy nhất, Composable Commerce được xây dựng với kiến trúc microservice, cho phép doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và tích hợp với toàn bộ công nghệ của họ cũng như thêm các điểm tiếp xúc mới. Một xu hướng ngày càng phổ biến trong Composable Commerce là Headless Commerce.
2. Headless Commerce là gì?
Headless Commerce đang trở nên phổ biến vì những khả năng tuyệt vời của nó. Với phương pháp Headless Commerce, bạn có thể tách biệt phần front-end ra khỏi phần back-end trong khi phát triển trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh vì phần front-end sẽ được quản lý bởi hệ thống quản lý nội dung (CMS), hệ thống E-commerce hoặc thậm chí là luân phiên hai hệ thống.
Các Marketer và nhà cung cấp cũng trở nên linh hoạt hơn. Họ có thể thử nghiệm và thực hiện các thay đổi đối với phần front-end mà không phải lo lắng về việc làm gián đoạn các tính năng ở phần back-end.
3. Headless Commerce thúc đẩy các nỗ lực cá nhân hóa trong Digital Commerce
Đối với các doanh nghiệp đòi hỏi phương pháp tiếp thị tốt nhất thì Headless Commerce là một lựa chọn hoàn hảo. Ngoài tính linh hoạt cao hơn, cấu trúc headless còn cho phép tích hợp nhanh hơn và thúc đẩy sự đổi mới.
Các lập trình viên chỉ cần sử dụng API để phân phối những nội dung mới hoặc các cổng thanh toán điện tử đến bất kỳ thiết bị hoặc kênh nào (ví dụ như thiết bị di động, bảng hiệu kỹ thuật số, Alexa,…). Sau đó, họ chỉ cần tập trung làm việc ở phần front-end bằng công cụ mà họ muốn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xem xét phương pháp headless nếu họ có một kho nội dung lớn và có mong muốn cá nhân hóa cũng như đổi mới trải nghiệm của người dùng cuối ở khắp các điểm chạm. Như đã nói, các nhà cung cấp và Marketer có thể nhanh chóng và dễ dàng cập nhật và xuất bản nội dung trên nhiều kênh mà không làm gián đoạn phần back-end đang đảm nhận việc thực hiện các giao dịch phức tạp.
Nhờ phần front-end được tách rời khỏi back-end, các thương hiệu không phải lo lắng về việc gây gián đoạn trải nghiệm của người dùng cuối bất cứ khi nào họ đầu tư vào các kênh mới, các tích hợp mới hoặc đưa ra những chiến lược mới như cá nhân hóa.
4. Hãy bắt đầu với Headless Commerce và cá nhân hóa
Chiến lược Headless Commerce là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp đang xác định lại chiến lược trải nghiệm khách hàng, có mong muốn vượt ra khỏi kênh truyền thống là webpage để tìm kiếm những kênh mới và tương tác với khách hàng ở một mức độ cá nhân hóa hơn. Headless Commerce cũng là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp mong muốn linh hoạt hơn, muốn đổi mới các chiến lược chuyển đổi số, Digital Commerce hoặc những tổ chức có nhiều thương hiệu và nhiều kênh cần phải quản lý và cập nhật nội dung nhanh chóng.
Các tổ chức có logic kinh doanh, quản trị hoặc quy trình làm việc phức tạp cũng có thể thấy được những lợi ích tức thì khi áp dụng cách tiếp cận headless.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về cách phát triển chiến lược Digital Commerce thành công. Kyanon Digital là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp Digital Commerce, đặc biệt là bằng cấu trúc headless commerce. Hãy liên hệ ngay với Kyanon Digital để nhận được tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực.
Nguồn: Acquia
Dịch và biên tập: Kyanon Digital