Trong chuyên mục ArchersTalk hôm nay, anh Hậu Nguyễn – Delivery Manager của team Hermes tại Kyanon Digital sẽ chia sẻ một số thông tin và kinh nghiệm của anh về quá trình làm việc trong lĩnh vực E-commerce. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về các xu hướng E-commerce và cách phát triển E-commerce cho doanh nghiệp.
1. Anh hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và công việc hiện tại của mình nhé
Xin chào mọi người. Anh là Hậu Nguyễn, hiện đang là Delivery Manager của team Hermes tại Kyanon Digital. Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực E-commerce và đồng hành cùng công ty trong những dự án lớn với những khách hàng là các chuỗi siêu thị và shopping mall nổi tiếng tại Singapore và Việt Nam.
2. Chia sẻ của anh về các dự án E-commerce anh đã có cơ hội tham gia
E-commerce nói riêng còn được chia nhỏ ra làm hai loại hình là Sàn thương mại điện tử và Cửa hàng trực tuyến. Tại Kyanon Digital, đối tượng khách hàng phần lớn là các Cửa hàng trực tuyến của các doanh nghiệp với mong muốn có thể xây dựng một website, app bán hàng tối ưu và thân thiện với người dùng nhất.
Team Hermes đã đảm nhận rất nhiều dự án từ các khách hàng lớn ở Đông Nam Á, điển hình là tại Việt Nam và Singapore.
3. Theo anh, trong quá trình phát triển E-commerce, khó khăn mà khách hàng thường gặp phải là gì?
Khi các doanh nghiệp chuyển hướng sang phát triển E-commerce là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu không tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi sang hình thức kinh doanh E-commerce là điều rất cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp mới có đầy đủ cơ sở để yêu cầu các bộ phận của doanh nghiệp phải tiếp cận với kinh doanh E-commerce.
Với vai trò là một chuyên gia trong lĩnh vực E-commerce, team Hermes nói riêng và công ty Kyanon Digital nói chung luôn cố gắng tư vấn và mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Dựa vào mục tiêu kinh doanh và pain point của từng đối tượng và tệp khách hàng khác nhau, các giải pháp của team đưa ra luôn được cá nhân hóa hết sức có thể. Từ đó, team Hermes đã đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn phân tích và nghiên cứu thị trường, gia công sản phẩm, launching sản phẩm và đương nhiên không thể thiếu là giai đoạn theo dõi các “chỉ số sức khỏe” của sản phẩm sau khi launching dự án. Đó là cả quá trình dài cần sự hợp tác và hỗ trợ từ cả hai bên là khách hàng và công ty, team Hermes rất vinh dự khi các giải pháp E-commerce mà công ty mang đến đã và đang được lan tỏa ngày một nhiều đến các đối tác và khách hàng mới.
4. Anh có thể chia sẻ về các xu hướng E-commerce hiện tại trên thị trường không ạ? Kyanon Digital đã và đang ứng dụng những xu hướng nào?
Sau đây là một số xu hướng E-commerce hiện tại trong năm 2022.
4.1. Bán hàng đa kênh (Omnichannel)
Xu hướng bán hàng đa kênh thực sự thuận lợi cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng; môi trường khác nhau; từ online cho đến thị trường offline. Khi người dùng ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn ở sự trải nghiệm và tiện lợi của dịch vụ; bán hàng đa kênh chắc chắn sẽ là xu hướng nổi bật trong giai đoạn tới.
4.2. Apps Mobile
Apps mobile đang là xu hướng dùng để mua hàng trực tuyến của nhiều người tiêu dùng bởi sự tiện lợi nổi bật của chúng. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp còn đang lúng túng trong việc tiếp cận; đáp ứng khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Sự thâm nhập của điện thoại thông minh và Internet đang tăng dần lên và những lý do khiến doanh nghiệp E-commerce cần coi App như là một xu hướng tất yếu.
4.3. Cải tiến trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng là chìa khóa giúp tăng sự hài lòng mà các sàn E-commerce hiện nay đang tích cực áp dụng. Người tiêu dùng ngày càng muốn được trợ giúp tìm sản phẩm họ cần nhanh chóng hơn. Họ đánh giá cao trải nghiệm cá nhân hóa thông qua các đề xuất sản phẩm liên quan hoặc tương tự.
Theo ghi nhận của Remarkable Commerce, 80% người dùng có xu hướng mua sắm sản phẩm từ những thương hiệu, sàn E-commerce có yếu tố cá nhân hóa và ưu đãi hấp dẫn. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên các nền tảng chứa tính năng này cũng tăng đến 20%.
4.4. Chatbot, AI
Thị trường công nghệ thay đổi nhanh chóng; điều này giúp cho Chatbot hay AI có thể dễ dàng tiếp cận và thâm nhập vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Theo thống kê số liệu từ Chatbot Magazine; 25% dịch vụ dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được tích hợp cùng với trợ lý ảo AI vào năm 2020. Cùng với đó, nghiên cứu thực hiện năm 2018 cho thấy 34% khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện hơn khi giao tiếp với chatbot trong việc mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp.
4.5. Biến mạng xã hội thành kênh bán hàng
Các nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Facebook, Instagram… hiện nay có đến hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Trong đó, TikTok hiện là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên Apple’s App Store, khiến người dùng chi hơn 50 triệu USD mỗi năm.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, các nền tảng mạng xã hội này cũng buộc phải không ngừng cải tiến. Việc tích hợp các tính năng thương mại trực tuyến góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng nền tảng này bán hàng. Đồng thời, người dùng của họ cũng có thể mua sắm sản phẩm từ các nhà bán lẻ đối tác của họ mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Từ khi đại dịch xuất hiện, mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn, khiến phương tiện truyền thông xã hội trở thành trung tâm của hầu hết hoạt động trong cuộc sống. Bằng chứng là hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích của họ bằng thiết bị di động. Trong đó có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm và mua sắm.
4.6. Đầu tư giải pháp công nghệ có chọn lọc
Sở hữu nền tảng công nghệ vững chắc là yếu tố quan trọng giúp các sàn E-commerce phát triển nhanh chóng và bền vững. Tuy nhiên không phải tất cả giải pháp công nghệ và công cụ hỗ trợ đều phù hợp, hiệu quả với mọi doanh nghiệp. Một trong những yếu tố khiến nền tảng E-commerce kém ổn định, thiếu khả năng tùy chỉnh là phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba. Cách giải quyết vấn đề này là tìm các giải pháp công nghệ mới hoàn thiện, đa nhiệm hơn.
5. Để chuẩn bị cho việc phát triển một nền tảng E-commerce cho doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Điều đầu tiên cần chuẩn bị để phát triển một nền tảng E-commerce cho doanh nghiệp là xác định chính xác nền tảng E-commerce của bạn cần gì. Khi liệt kê các yêu cầu, hãy phân chia chúng theo các yếu tố:
- Yêu cầu về front-end.
- Tích hợp hệ thống quản lý.
- Quản lý khách hàng.
- Quản lý danh mục.
- Kiến trúc và bảo mật.
- Hiệu suất/khả năng mở rộng.
- Nền tảng di động.
Sau đó, xây dựng danh sách tính năng cần thiết. Khi đã xác định được những tính năng cần xây dựng, bạn cần đưa ra ngân sách cho nền tảng E-commerce, bao gồm:
- Chi phí nền tảng E-commerce.
- Phí bảo trì.
- Phí giao dịch.
- Chi phí hosting.
- Phí tư vấn (nếu có).
Bước tiếp theo là nghiên cứu giải pháp E-commerce. Hãy xem xét nền tảng E-commerce nào là tốt nhất cho sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của bạn. Trong khi hầu hết các nền tảng E-commerce đủ linh hoạt để hỗ trợ các loại sản phẩm khác nhau, thì sẽ có một số giải pháp nhất định lý tưởng hơn cho các loại hàng hóa hoặc các ngành cụ thể. Đội ngũ tư vấn tại Kyanon Digital sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin giúp bạn quyết định giải pháp nào phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Bước cuối cùng chính là so sánh, đánh giá và ra quyết định. Lúc này, bạn đã có nhiều thông tin về những tính năng mà mỗi giải pháp có thể đem lại. Điều cần làm là so sánh từng nền tảng để xem giải pháp nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp bằng cách đối chiếu các bản báo giá và sử dụng các thông tin để đưa ra quyết định.
6. Suy nghĩ của anh về tương lai của ngành E-commerce?
Những tiến bộ trong công nghệ và sự phát triển của các thị trường có sẵn đã làm cho việc mua bán trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngành E-commerce dự kiến sẽ tăng gần 11 nghìn tỷ đô la từ năm 2021 đến năm 2025.
Khi các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến xuất hiện và phát triển mạnh trong đại dịch COVID-19, xu hướng toàn cầu về số hóa đã tăng lên với tốc độ cực nhanh. Ngay cả khi các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống bắt đầu mở cửa trở lại, mức độ tăng trưởng của ngành E-commerce vẫn tiếp tục tăng cao.
Các cửa hàng trực tuyến xuất hiện hàng ngày, ước tính có khoảng 12–24 triệu trang web E-commerce trên toàn cầu. Sự tăng trưởng E-commerce này đồng nghĩa với việc có nhiều thương hiệu cạnh tranh hơn để giành khách hàng. Kết quả là, quảng cáo kỹ thuật số tốn kém hơn và ít sinh lợi hơn bao giờ hết. Chi phí tăng buộc các thương hiệu phải thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ.
Việc xây dựng thương hiệu đang giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Có ít rào cản gia nhập hơn đồng nghĩa với việc có nhiều nhà bán lẻ trực tuyến hơn. Các doanh nghiệp đang vượt qua sự cạnh tranh bằng cách đầu tư vào xây dựng thương hiệu, điều này làm tăng giá trị lâu dài của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trong ngắn hạn và thu hút người mua ngoài thị trường trong dài hạn. Từ đó việc chú trọng vào xây dựng website, app – nơi khách hàng trực tiếp ghé xem sản phẩm của doanh nghiệp được đặt vào mối ưu tiên cấp thiết.
Theo dữ liệu thống kê top 12 của Bản đồ E-commerce Việt Nam trong quý 1 năm 2022 (iprice.vn) không khỏi gây bất ngờ khi đứng cạnh những ông lớn là sàn E-commerce như Shopee là các Cửa hàng trực tuyến Thế giới di động, Điện máy xanh với lượt truy cập website mỗi tháng gần ngang ngửa, và thậm chí còn vượt xa các Sàn E-commerce có tiếng và lâu đời như Lazada, Tiki hay Sendo.
Top 12 bản đồ E-commerce Việt Nam quý 1 năm 2022
(theo iprice.vn)
Qua buổi ArchersTalk này, Kyanon Digital hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các xu hướng hiện nay và tương lai của ngành E-commerce, cũng như cách phát triển E-commerce cho doanh nghiệp. Cảm ơn anh Hậu Nguyễn đã dành thời gian chia sẻ những thông tin bổ ích cũng như kinh nghiệm cá nhân đến mọi người, góp phần phát triển văn hóa chia sẻ kiến thức tại Kyanon Digital.
Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp, đừng quên nhấn nút Share bên dưới nhé!
GIỚI THIỆU VỀ ARCHERSTALK
ArchersTalk là chuỗi sự kiện chia sẻ kiến thức liên quan đến lĩnh vực công nghệ và lập trình của Kyanon Digital, nơi các thành viên Kyanon Digital (Archers) sẽ chia sẻ những kiến thức thực tiễn trong quá trình làm việc cũng như những kinh nghiệm đúc kết được để giúp các bạn còn lại trong team, trong nội bộ công ty hoặc các bạn bên ngoài công ty có quan tâm sẽ có những góc nhìn và tư duy mới hơn để ứng dụng vào công việc hiện tại của mình.