Hành Trình Từ Quality Assurance Trở Thành Delivery Manager

Delivery Manager là một vị trí đặc thù tại các công ty software outsourcing, Delivery Manager quản lý tất cả các dự án của team, quản lý nguồn nhân lực nội bộ, đưa ra các chiến lược cũng như làm việc các bên liên quan khác để đảm bảo cung cấp những giải pháp tốt nhất và sản phẩm chất lượng nhất đến khách hàng.

Trong chuyên mục ArchersTalk hôm nay, anh Cảnh Phạm – Delivery Manager của team Artemis tại Kyanon Digital sẽ chia sẻ một số thông tin và kinh nghiệm cá nhân của anh trong quá trình làm việc. Hy vọng các bạn có mong muốn trở thành một Delivery Manager trong tương lai sẽ nhận được thêm những thông tin hữu ích để biết được bản thân cần chuẩn bị những gì để có thể thành công trên hành trình phát triển sự nghiệp Delivery Manager.

Cùng tìm hiểu về:

  • Quá trình làm việc của anh từ vị trí Quality Assurance Engineer (QA), đến QA Lead và trở thành Delivery Manager.
  • Điểm khác biệt giữa QA Lead và Delivery Manager. Lời khuyên cho các bạn QA có mong muốn trở thành Delivery Manager.
  • Cảm nghĩ của các bạn team Artemis trong quá trình làm việc cùng anh Cảnh Phạm.

Hành Trình Từ Quality Assurance Trở Thành Delivery Manager 1

1. Anh hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và công việc hiện tại của mình nhé

Xin chào mọi người. Anh là Cảnh Phạm, hiện đang là Delivery Manager của team Artemis tại Kyanon Digital. Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực software development và đồng hành cùng công ty từ những ngày đầu thành lập. Mô hình công ty bắt nguồn về lĩnh vực software outsourcing nên anh đã có nhiều cơ hội làm việc trong nhiều dự án từ các khách hàng của các công ty lớn như: Beiersdorf, Nestlé, Samsung, Central Retail, EY, Accenture, … Anh cũng đã làm nhiều dự án về Web application và Mobile Application cho một số khách hàng trong nước và đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ những ngày đầu thực hiện dự án đều là những bước đệm quan trọng cho sự nghiệp trở thành Delivery Manager của anh hôm nay.

2. Khi trở thành QA Lead, có điều gì thú vị anh muốn chia sẻ đến mọi người không ạ?

Khi quy mô công ty dần phát triển lớn hơn, anh đã đảm nhận vị trí QA Lead tại Kyanon Digital. Trong quá trình làm việc, anh luôn tìm tòi, học hỏi thêm những kiến thức mới từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt khi có cơ hội onsite cho khách hàng anh đã tận dụng thời gian để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm làm việc từ phía khách hàng để từ đó xây dựng cho riêng mình nguồn tư liệu kiến thức hữu ích.

Ngoài ra anh cũng rất tích cực xây dựng đội ngũ QA để đảm bảo nguồn nhân lực cũng như chất lượng đầu ra cho tất cả dự án tại Kyanon Digital.

Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát chất lượng sản phẩm mà anh còn có trách nhiệm tìm ra biện pháp hiệu quả, giảm thiểu rủi ro nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm. Anh luôn trên tinh thần xây dựng đội ngũ QA luôn đứng về góc nhìn của người dùng để cảm nhận và xác định những giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng.

3. Khi đã trở thành Delivery Manager, công việc của anh đã thay đổi như thế nào?

Sau nhiều năm làm việc và đồng hành cùng Kyanon Digital, anh đã có cơ hội trở thành Delivery Manager của team Artemis, chuyên phụ trách các dự án về CMS, System Portal, Digital Transformation từ nền tảng Web Application đến Mobile Application dựa trên các công nghệ Drupal/PHP/ReactJS/React Native… Để có thể đảm nhận tốt vai trò và hoàn thành tốt công việc của mình, anh đã chủ động tìm hiểu, học tập và rèn luyện thêm rất nhiều kiến thức mới. Bên cạnh đó trong quá trình làm việc anh luôn quan sát, học hỏi cách mọi người xung quanh và các quản lý cấp trên xử lý tình huống giải quyết vấn đề từ đó đúc kết kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

Từ một QA với nhiều năm kinh nghiệm, khi trở thành Delivery Manager, anh nắm được các rủi ro có khả năng xảy ra trong suốt quá trình quản lý để từ đó giảm thiểu tối đa các vấn đề xảy ra. Bên cạnh đó, làm việc với vai trò quản lý trong thời gian dài cũng đã giúp anh phát triển được góc nhìn rộng hơn, có thêm nhiều kỹ năng mềm cũng như những kỹ năng quản lý và phát triển team.

Để có thể điều hướng và quản lý tốt, anh cũng phải học hỏi thêm kỹ năng leadership, phát triển chiến lược để có thể đưa ra các chiến lược phù hợp cho team cũng như với công ty.

Trong vai trò một Delivery Manager, anh luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng cũng như thấu hiểu được khách hàng để từ đó đưa ra các giải pháp giúp khách hàng có những sản phẩm tối ưu nhất.

Hành Trình Từ Quality Assurance Trở Thành Delivery Manager 2

4. Ngoài những chia sẻ trên, anh còn phát triển thêm những kỹ năng nào khác không ạ?

Tính chất công việc đòi hỏi phải làm việc phối hợp cùng nhiều team khác nhau đã giúp anh phát triển thêm rất nhiều trong kỹ năng giao tiếp. Xuất phát điểm là một QA, không phải làm việc với quá nhiều người nên việc giao tiếp với anh ban đầu cũng khá khó khăn khi phải trao đổi với các bạn trong team và trao đổi với khách hàng. Nhưng chính nhờ có cơ hội này mà bản thân không còn bị giới hạn trong phạm vi chỉ làm việc trong một nhóm dự án mà anh đã có thể tự tin giao tiếp và trình bày cũng như đàm phán với khách hàng.

Với vai trò quản lý cũng đã giúp anh học hỏi thêm những kỹ năng quản lý nhân sự. Là người nắm rõ nhất tình hình nguồn lực của team, anh cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mọi người để phân bổ công việc sao cho hợp lý nhất có thể. Ngoài ra, anh cũng có cơ hội tham gia vào các buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự mới, nhờ đó mà anh cũng đã tìm hiểu thêm thông tin về các vị trí cần tuyển để có thể đánh giá được các bạn ứng viên trong quá trình phỏng vấn và phát triển thêm được kỹ năng phỏng vấn và tuyển dụng các ứng viên cho chất lượng tốt cho công ty và thậm chí kể cả những ứng viên ở kinh nghiệm cấp cao.

Đối với các bạn trong team anh luôn cố gắng xây dựng một môi trường làm việc mang đến cho các bạn tinh thần và sự gắn bó. Các hoạt động gắn kết các thành viên trong team cũng vẫn được tổ chức thường xuyên, như các buổi chia sẻ, thể dục thể thao mỗi tuần hay những buổi bonding cuối tuần cũng giúp mọi người giảm bớt căng thẳng sau một tuần làm việc.

Ngoài việc đảm bảo hiệu quả công việc từ team Delivery, anh cũng luôn cố gắng xây dựng các quy trình, đúc kết từ các kinh nghiệm thực tế để từ đó dần hoàn thiện cho team delivery của anh.

Hành Trình Từ Quality Assurance Trở Thành Delivery Manager 3

5. Theo anh, vị trí Delivery Manager sẽ đi kèm những khó khăn, thách thức nào?

Việc quản lý team, quản lý khách hàng, xây dựng các chiến lược đã mang đến cho anh những khó khăn và áp lực nhất định.

  • Với vai trò là người quản lý, anh phải phân bổ nguồn lực hợp lý cho nhiều dự án khác nhau tùy theo mức độ ưu tiên của từng dự án, cũng như phải đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó việc bổ sung nguồn lực đóng vai trò rất quan trọng đòi hỏi anh luôn phải xử lý các bài toán về nhân sự nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ổn định nhất cho team.
  • Về phía khách hàng, khách hàng luôn là chìa khóa trong sự thành công của team. Đối mặt với những áp lực từ phía khách hàng đó là điều thường xuyên xảy ra trong vai trò một Delivery Manager.
  • Ngoài ra, chiến lược của team đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng và phát triển team. Để có được kế hoạch giúp cho team càng ngày càng phát triển, điều đó luôn phụ thuộc vào chiến lược của người quản lý. Từ đó tạo cho anh những áp lực về mặt chiến lược.
6. Anh có thể chia sẻ mục tiêu phát triển trong tương lai của anh và team được không ạ?

Là một người anh lớn, người dẫn dắt các bạn trong team, anh luôn không ngừng phát triển, hoàn thiện thêm nhiều khía cạnh khác của bản thân.

Bên cạnh đó, việc tạo động lực, thúc đẩy tinh thần các bạn trong team cũng rất quan trọng. Để có thể làm tốt việc đó, người quản lý phải biết cách gắn kết mọi người, xây dựng các quy trình làm việc rõ ràng và có những chương trình training cho các thành viên trong team có cơ hội được học tập và phát triển.

Trong quá trình làm việc, anh luôn động viên khuyến khích các bạn trong team cố gắng ôn luyện và tham gia lấy các chứng chỉ chuyên môn, góp phần phát triển chất lượng nhân sự trong team cũng như nâng cao giá trị cá nhân của các bạn.

7. Theo anh, QA và Delivery Manager có những điểm gì khác biệt? Lời khuyên của anh dành cho các bạn QA muốn trở thành Delivery Manager trong tương lai.

Trên hành trình từ QA trở thành Delivery Manager, không phải tất cả những dự án anh đã phụ trách đều có thể thành công dễ dàng, đặc biệt là khi làm việc ở cấp độ người quản lý.

QA và Delivery Manager cũng có những điểm khác biệt rõ ràng về chuyên môn, nhưng theo kinh nghiệm thực tiễn của mình, anh cảm thấy quá trình làm việc tại vị trí QA cũng đã hỗ trợ cho anh rất nhiều khi trở thành Delivery Manager.

QA là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc, giám sát quy trình để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm trong khi Delivery Manager thì chịu trách nhiệm trên diện rộng hơn, Delivery Manager là người quản lý cả về mặt dự án, quy trình, nguồn lực, khách hàng, đặc biệt phải đưa ra các kế hoạch chiến lược phù hợp với định hướng công ty. Sự khác biệt giữa khối lượng và tính chất công việc của hai vị trí cũng cho chúng ta thấy được việc trở thành Delivery Manager yêu cầu nhiều kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm hơn rất nhiều so với khi làm việc tại vị trí QA.

Đối với các bạn QA đang có định hướng trở thành Delivery Manager trong tương lai, hy vọng những chia sẻ của anh trên hành trình từ QA trở thành Delivery Manager sẽ giúp các bạn biết được mình cần chuẩn bị những gì và những công việc của một Delivery Manager thực tế, và có những kế hoạch sáng suốt cho sự nghiệp của các bạn.

8. Các thành viên team Artemis nghĩ gì về anh Cảnh Phạm?

Hành Trình Từ Quality Assurance Trở Thành Delivery Manager 4

Hân Dương, Project Coordinator:

“Anh Cảnh rất thân thiện, luôn tạo điều kiện để mọi người phát triển bản thân. Luôn ủng hộ tinh thần đồng đội gắn kết trong team.”

Dũ Giang, Software Engineer:

“Anh Cảnh là người thân thiện, hoà đồng, lắng nghe ý kiến thành viên trong nhóm. Ngoài ra anh Cảnh cũng sắp xếp thời gian công việc hợp lý, tạo môi trường làm việc thoải mái cho mọi người nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.”

Hành Trình Từ Quality Assurance Trở Thành Delivery Manager 5

Linh Nguyễn, Project Coordinator:

“Anh Cảnh rất thân thiện, chan hoà, tâm lý, luôn support nhân viên, gắn kết các thành viên trong team. Anh cũng luôn tạo điều kiện cho nhân viên có môi trường làm việc thoải mái nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.”

Trí Trần, Software Engineer:

“Anh có cơ hội được tham gia nhiều dự án cùng anh Cảnh trong 5 năm tại Kyanon Digital, điển hình là dự án Trinity Christian Centre. Anh thấy anh Cảnh là người nhiệt huyết với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và chu toàn trong công việc. Khi còn ở vị trí QA, anh Cảnh có khá nhiều kinh nghiệm trong cách test các dự án khác nhau, gửi issue đến developer rành mạch và bản thân anh khi tiếp nhận task từ QA cũng thấy điều đó. Khi đảm nhiệm vị trí Delivery Manager, tính chất công việc phải tiếp xúc với client nhiều, anh Cảnh vẫn rất có trách nhiệm và support họ hết mình dù có vấn đề phát sinh ngoài giờ làm việc. Bên cạnh đó, anh Cảnh cũng là người đồng nghiệp hòa đồng, dễ gần với mọi người.”

——-

Qua buổi ArchersTalk này, Kyanon Digital hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về hành trình từ QA trở thành Delivery Manager. Cảm ơn anh Cảnh Phạm và các bạn trong team Artemis đã dành thời gian chia sẻ những thông tin bổ ích cũng như kinh nghiệm cá nhân đến mọi người, góp phần phát triển văn hóa chia sẻ kiến thức tại Kyanon Digital.

Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp, đừng quên nhấn nút Share bên dưới nhé!

——

ArchersTalk là chuỗi sự kiện chia sẻ kiến thức liên quan đến lĩnh vực công nghệ và lập trình của Kyanon Digital, nơi các thành viên Kyanon Digital (Archers) sẽ chia sẻ những kiến thức thực tiễn trong quá trình làm việc cũng như những kinh nghiệm đúc kết được để giúp các bạn còn lại trong team, trong nội bộ công ty hoặc các bạn bên ngoài công ty có quan tâm sẽ có những góc nhìn và tư duy mới hơn để ứng dụng vào công việc hiện tại của mình.

5/5 - (1 vote)