Chat GPT – công cụ trí tuệ nhân tạo đột phá mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để hợp lý hóa các quy trình khác nhau, tuy nhiên, công cụ này cũng có hạn chế riêng của nó. Hãy cùng tìm hiểu cách ChatGPT hoạt động và tác động của nó đến các dịch vụ kinh doanh truyền thống.
ChatGPT – một hệ thống tự động hóa giao tiếp tự nhiên bằng lời nói hoặc văn bản (conversational AI) cực kỳ tiên tiến, và tạo ra tiếng vang lớn trong lĩnh vực phát triển ứng dụng tiềm năng trên thế giới — được công nhận là chatbot AI tốt nhất hiện có trên thị trường. Trên thực tế, ChatGPT đã thu hút một triệu người dùng chỉ một tuần sau khi ra mắt.
Với khả năng trả lời email, viết luận và thậm chí là lập trình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà báo, các marketers, các lập trình viên và các nhà giáo dục dự đoán công cụ này sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực của họ.
Giữa rất nhiều ứng dụng tiềm năng khác, công cụ này có thể sẽ làm mưa làm gió trong các doanh nghiệp B2B trong vài năm tới. Nhưng liệu công cụ này có thực sự hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn?
Câu trả lời phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và cách doanh nghiệp ứng dụng công cụ này như thế nào.
Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về ChatGPT, cách các doanh nghiệp kế hoạch ứng dụng ChatGPT và những hạn chế của ChatGPT.
1. ChatGPT là gì?
Giao diện ứng dụng ChatGPT
Nguồn: Báo đầu tư
OpenAI là một công ty công nghệ có trụ sở tại San Francisco (do Giám đốc điều hành Sam Altman và Đồng sáng lập Elon Musk điều hành) sở hữu các phần mềm hàng đầu như GPT-3 và DALL-E2.
ChatGPT được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 và là phiên bản mới nhất của mô hình GPT (Generative Pre-Trained Transformer), được hỗ trợ vận hành bởi Microsoft – đối tác đã quyên góp 1 tỷ USD cho OpenAI.
Sử dụng Microsoft Azure AI có nghĩa là ChatGPT hoạt động như một mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo ra văn bản giống như con người làm ra.
Mặc dù ChatGPT hiện tại chưa tạo ra doanh thu, nhưng OpenAI dự kiến sẽ đạt doanh thu 200 triệu USD vào cuối năm 2023.
Một số ví dụ về cách ChatGPT được ứng dụng trong doanh nghiệp
– Tạo báo cáo.
– Viết nội dung, chẳng hạn như blog hoặc email được cá nhân hóa.
– Tạo chatbot chăm sóc khách hàng.
– Phát triển giao diện đàm thoại, chẳng hạn như trợ lý giọng nói hoặc ứng dụng nhắn tin.
– Dịch thuật nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2. ChatGPT hoạt động như thế nào?
ChatGPT tạo văn bản dựa trên nguồn thông tin trực tuyến có sẵn. Công cụ này có thể viết ra toàn bộ nội dung hoặc giúp người dùng tìm ý tưởng.
Nội dung do hệ thống AI tạo ra được cho là cực kỳ rõ ràng và tiên tiến, đến mức các kịch bản do AI viết thậm chí còn đánh lừa được cả các nhà khoa học.
Là một trong những chương trình máy tính hiệu quả, ChatGPT có thể ghi nhớ các phản hồi trước đây, loại bỏ mọi thông tin có khả năng phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới tính và cho phép người dùng cung cấp các chỉnh sửa cho thuật toán của chúng.
Ngoài ra, người dùng còn có thể chỉnh sửa thông tin được tạo ra nếu cần thiết, đây cũng là một ưu điểm dành cho những công nghệ được tạo ra bởi con người.
3. Hạn chế chính của ChatGPT là gì?
ChatGPT vẫn là một công nghệ đang được phát triển. Mặc dù đã bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn, nhưng công cụ này vẫn có những hạn chế. Dù ChatGPT có nhiều tiện ích, nhưng điều quan trọng là phải xem xét mức độ can thiệp giữa con người và máy móc ở một số khâu dịch vụ nhất định
Dưới đây là một số hạn chế và ảnh hưởng của ChatGPT đến doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào ChatGPT để lập trình hoặc sáng tạo nội dung.
– Các sự kiện sau năm 2021 không khả dụng.
– Gây ra vấn đề cho những ứng dụng khác.
– Thiếu tư duy phản biện và tính phức tạp.
– Nội dung do AI tạo không đảm bảo được xếp hạng tốt.
3.1. Lỗi hoạt động – Doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào ChatGPT để lập trình hoặc sáng tạo nội dung
Trong một số trường hợp, phản hồi của ChatGPT cung cấp thông tin không chính xác, câu trả lời sai lệch và cụm từ bị lạm dụng. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tổng thể của nội dung.
Ví dụ: khi CNBC yêu cầu ChatGPT trình bày lời bài hát của “Bản ballad của Dwight Fry”, ChatGPT đã tạo lời bài hát của riêng nó thay vì hiển thị lời bài hát thực tế.
Chris Varner, Marketing Specialist tại WebFX, người đã sử dụng ChatGPT để soạn thảo các phác thảo và chỉnh sửa các đoạn code, đã thừa nhận thiếu sót này. Ông cho biết: “Vấn đề quan trọng nhất là độ chính xác của nội dung. Những mô hình này rất giỏi hiển thị những kết quả có vẻ chính xác, nhưng “chính xác” và “có vẻ chính xác” là hoàn toàn khác nhau. Thách thức lớn nhất là người dùng phải phân biệt được hai điều trên.”
Tương tự, mã code do ChatGPT viết ra có thể sai, không đúng chức năng hoặc quá phức tạp.
Trong một bài đăng trên blog gần đây được xuất bản bởi Level Up Coding, một lập trình viên đã thừa nhận rằng khi họ yêu cầu ChatGPT viết các React components, ChatGPT đã sử dụng các mẹo phổ biến và không tuân theo các tiêu chuẩn của ngành. Điều này tạo ra các đoạn code quá dài dòng, quá phức tạp, và có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc code và bảo trì trong tương lai.
Vì vậy, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào ChatGPT để thực hiện toàn bộ quy trình.
3.2. Dữ liệu hạn chế – Các sự kiện sau năm 2021 không khả dụng
Khi AI phát triển, ChatGPT phải được ‘đào tạo’ về cách sử dụng dữ liệu. ChatGPT tình cờ được dạy cách sử dụng dữ liệu từ trước năm 2021, tức là công cụ này không thể truy cập thông tin hoặc sự kiện đã xảy ra kể từ 2022.
Ngay cả bây giờ, chỉ một tháng sau khi sản phẩm ra mắt công chúng, dữ liệu ChatGPT cung cấp đã lỗi thời từ 2 năm trước. Điều này gây ảnh hưởng với một số doanh nghiệp vì việc cập nhật thông tin liên tục là điều cần thiết để tạo nên uy tín cho việc kinh doanh.
3.3. Vấn đề đạo đức về sự sai lệch trong dữ liệu đào tạo – Gây ra vấn đề cho những ứng dụng khác
Ngoài ra, có một số lo ngại về vấn đề đạo đức đối với cách AI được đào tạo. Giống như các AI khác, nếu có bất kỳ khuynh hướng vận hành nào tồn tại trong dữ liệu đào tạo, ChatGPT có thể cung cấp kết quả không công bằng hoặc không chính xác.
Mặc dù ChatGPT được công nhận có khả năng loại bỏ thông tin phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới tính, nhưng nhiều người vẫn lo ngại về ý nghĩa của nội dung do AI tạo ra đối với các nhóm yếu thế trong xã hội. Các doanh nghiệp đang có ý định ứng dụng ChatGPT cần hết sức lưu ý về vấn đề quan trọng này.
3. 4. Thiếu tư duy phản biện và tính phức tạp
Con người có thể đưa ra các chiến lược tư duy phản biện và giải quyết vấn đề mà hệ thống AI đơn giản là không thể làm. ChatGPT thiếu tư duy phản biện. Và điều mà con người coi là lẽ thường tình, thì có thể lại xuất hiện sự cố vận hành ở nhiều ứng dụng.
Chẳng hạn, ChatGPT hạn chế trong việc hiểu các vấn đề đa diện và phức tạp. Nếu một khách hàng tiềm năng đặt câu hỏi nhiều tầng với chatbot sử dụng ChatGPT, chương trình có thể không hiểu được sắc thái của câu hỏi và đưa ra câu trả lời không chính xác.
Vì thiếu độ phức tạp, ChatGPT cũng không thể viết code phù hợp với ngữ cảnh, từ đó tự nó trở thành công cụ hỗ trợ vô ích đối với nhà lập trình viên khi tiếp cận với một dự án.
Lập trình viên cần phải cung cấp tất cả ngữ cảnh cho từng đoạn code để ChatGPT thực hiện đúng yêu cầu. Và điều này trên thực tế là không thể.
3.5. Nội dung do AI tạo ra không đảm bảo được xếp hạng tốt
Mặc dù ChatGPT đã lọt vào mắt xanh của nhiều chuyên gia SEO và nhà sáng tạo nội dung nhờ những ý tưởng hấp dẫn về việc mở rộng quy mô sáng tạo nội dung. Câu hỏi đặt ra là nội dung do AI tạo ra sẽ hoạt động như thế nào trên các công cụ tìm kiếm.
Một số công ty, như BankRate, đã thử nghiệm sử dụng ChatGPT và phần mềm AI khác để kiểm tra xếp hạng nội dung được tạo tự động. Sau khi phân tích hiệu suất của chúng, BankRate nhận thấy rằng nội dung do AI tạo ra không phải luôn luôn được xếp hạng tốt.
Danny Sullivan, Search Liaison của Google, đã đáp lại rằng, “Nội dung được tạo ra chủ yếu để có được xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm, tuy nhiên, bây giờ mục đích này lại đi quá xa so với mục đích định hướng của chúng tôi.” Tuy nhiên, anh ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra nội dung có giá trị, rằng “Nếu nội dung được tạo ra với mục đích mang lại thông tin hữu ích cho người dùng trước tiên thì vấn đề trên không là gì cả”.
Dù sao đi nữa, Google cũng không có hứng thú với ChatGPT, cũng như ý nghĩa hoạt động và vấn đề lan truyền thông tin sai lệch của công cụ này. Google Search đã cập nhật các nguyên tắc liên quan đến nội dung do AI tạo ra để đáp ứng mức độ phổ biến ngày càng tăng của AI.
Tất nhiên, điều này không đảm bảo rằng các nguyên tắc hoặc thuật toán của Google sẽ không thay đổi. Không thể biết nội dung do AI tạo ra sẽ xếp hạng như thế nào trong tương lai, đặc biệt nếu Google có thể phân biệt nội dung ChatGPT với các sản phẩm AI của riêng Google và các AI chatbot.
Một số quy tắc nghề nghiệp của các chuyên gia SEO và nhà sáng tạo nội dung là tạo ra nội dung độc đáo, nguyên bản và có giá trị, vậy ChatGPT liệu có tạo ra những nội dung đi ngược lại với những quy tắc trên? Trên thực tế, đã có một số nghĩ như vậy. Nhiều marketer lo ngại rằng việc sử dụng ChatGPT sẽ tạo ra nội dung trùng lặp hoặc đạo văn, điều có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của nội dung.
Varner đã cung cấp một số hướng dẫn cho những người có ý định sử dụng ChatGPT để tạo ra nội dung SEO, “Một nguyên tắc nhỏ: nếu ChatGPT hoàn toàn có thể tạo nội dung cho bạn chỉ trong một lần yêu cầu, thì nội dung đó không có nhiều giá trị. Nhưng doanh nghiệp nào biết sử dụng ChatGPT một cách thông minh và đột phá sẽ giành phần thắng lớn.”
Nhìn chung, ChatGPT nên được sử dụng để hỗ trợ tạo ra nội dung, thay vì thay thế hoàn toàn người sáng tạo nội dung.
4. ChatGPT sẽ thay thế công việc của con người?
ChatGPT đơn giản là không thể thay thế con người trong việc thực hiện các yêu cầu về tư duy phản biện, sáng tạo và ra quyết định chiến lược trong các quy trình kinh doanh.
Mặc dù một số dịch vụ như SEO, lập trình, chăm sóc khách hàng và sáng tạo nội dung có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để trợ giúp ở một số quy trình cụ thể, nhưng để thành công, vẫn cần sự tham gia của con người.
Các công cụ AI và Machine Learning có thể mang lại hiệu quả và hỗ trợ cho công việc của bạn ở một số khâu nhất định, nhưng điều này cần thêm thời gian để đảm bảo chất lượng nội dung được tạo ra, cũng như hỗ trợ cải thiện quy trình làm việc nội bộ.
Thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào ChatGPT, các công ty nên sử dụng như một công cụ để hợp lý hóa một số quy trình nhât định. ChatGPT có thể phù hợp hơn để đề xuất ý tưởng cho sản phẩm hoặc thậm chí tìm lỗi trong mã code.
Varner cũng gợi ý rằng, “Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp tìm được cách tận dụng các công cụ hiệu quả nhất.”
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ChatGPT – khái niệm và những điều cần biết về công cụ này.
Kyanon Digital là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn công nghệ và chuyển đổi số, ứng dụng AI và Machine Learning. Liên hệ ngay với Kyanon Digital để nhận được tư vấn từ chuyên gia.
Nguồn: Clutch
Dịch và biên tập: Kyanon Digital