Hybrid CMS Là Gì? Giới Thiệu Về Hybrid CMS

Các tổ chức hiện đại ngày càng cung cấp những trải nghiệm kỹ thuật số trên nhiều kênh và nhiều thiết bị, buộc họ phải nghĩ ra cách tái sử dụng những nội dung đã có. Các doanh nghiệp cần phải loại bỏ các silo trong hệ thống quản lý nội dung, dữ liệu và trong cách thức tổ chức, từ đó tìm ra những cách mới để kết hợp các nội dung và thể hiện nội dung ở mọi điểm chạm với khách hàng.

Hybrid CMS là gì? Đó là một phương pháp linh hoạt và có khả năng kết hợp giúp doanh nghiệp quản lý nội dung.

Mô hình mới này có thể kết hợp từ những kinh nghiệm marketing hiệu quả và những đổi mới dựa trên kinh nghiệm của các kỹ sư phần mềm. Nhưng trước khi đi sâu vào tìm hiểu những gì Hybrid CMS có thể mang đến cho người dùng, Kyanon Digital sẽ giới thiệu đến các bạn những lợi ích cũng như hạn chế của các mô hình CMS phổ biến khác.

Các kiến trúc composable

Các kiến trúc composable

Nguồn: Acquia

1. CMS truyền thống có khả năng mở rộng nhưng hạn chế với sự đổi mới

Các mô hình CMS truyền thống hay Coupled CMS hoạt động như một kiến trúc nguyên khối kết hợp với phần back-end và front-end của nhiều loại nội dung. Cách tiếp cận này phù hợp nhất với nội dung trên web và các ứng dụng độc lập.

Một mô hình CMS truyền thống cho phép những người sáng tạo nội dung có thể tạo ra, quản lý và phát hành nội dung từ phần back-end, đồng thời cung cấp lớp trình bày phân phối nội dung, thường là các mẫu trang web đã có cấu trúc sẵn.

Tuy nhiên, nhờ vào Internet vạn vật (Internet of Things), sự phát triển của các kênh kỹ thuật số và giao diện người dùng đã làm cho những kiến trúc nội dung cứng nhắc như vậy trở nên lỗi thời. Các trải nghiệm kỹ thuật số không chỉ diễn ra trên các trang web mà còn xuất hiện rộng rãi ở các ứng dụng di động, bảng hiệu kỹ thuật số, các giao diện giao tiếp và game. Mỗi điểm tiếp xúc này đòi hỏi nội dung cần được điều chỉnh để phù hợp với từng ngữ cảnh riêng biệt của chúng.

Các giải pháp truyền thống cung cấp khả năng mở rộng và bảo mật mạnh mẽ, nhưng việc kết hợp chúng với các kênh hoặc công cụ mới trong các tech stack của bạn lại bị hạn chế, dẫn đến những tình trạng rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu và kiềm hãm sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhu cầu phân phối nội dung trên nhiều kênh kỹ thuật số đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của mô hình Headless CMS.

2. Headless CMS: Sự tự do đi cùng với độ phức tạp kỹ thuật nhiều hơn

Headless CMS cung cấp chức năng quản trị nội dung back-end bằng cấu trúc tách rời độc lập với giải pháp front-end. Người dùng được hoàn toàn tự do quyết định cách thức và nơi phân phối nội dung qua các API điểm cuối, mở ra vô vàn khả năng cho front-end. Headless CMS phân phối nội dung qua các API để nội dung được hiển thị trên bất kỳ thiết bị hay giao diện nào. Mặc dù phương pháp này có vẻ đã giúp các kỹ sư phần mềm tự do phát triển hơn khi sử dụng các mô hình truyền thống, các doanh nghiệp cũng đối mặt với những khó khăn nhất định khi chỉ áp dụng mô hình Headless CMS.

Các giải pháp Headless đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn rất cao để có thể quản lý được nhiều API call. Với phương pháp tách rời back-end và front-end, các nhà tiếp thị mất đi khả năng linh hoạt cần có để quản lý và tùy chỉnh nội dung trên giao diện người dùng. Họ không thể thay đổi layout hay thêm tác vụ tùy chỉnh hoặc khối nội dung mới nếu không có sự hỗ trợ của các kỹ sư phần mềm front-end.

Về phía các kỹ sư phần mềm, việc này đồng nghĩa với việc dành nhiều thời gian vào việc duy trì và quản lý nội dung thay vì đầu tư vào các dự án có giá trị hơn để cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của doanh nghiệp. Mô hình này phụ thuộc nhiều vào các lập kỹ sư phần mềm, khiến các nhà tiếp thị gặp khó khăn trong việc kết nối trải nghiệm của khách hàng ở các kênh khác nhau, chẳng hạn như sử dụng lại một nội dung hiệu quả và liên quan cho một ứng dụng di động tách rời và trang web thương mại điện tử truyền thống. Mặc dù Headless CMS giúp phân phối nội dung đa kênh, nhưng trải nghiệm khách hàng đa kênh vẫn là một thách thức. Kết quả cuối cùng là gì? Trải nghiệm khách hàng sẽ không có tính liền mạch.

3. Phương pháp tốt nhất chính là Hybrid CMS

Các chuyên gia tại Gartner tin rằng cách tiếp cận hybrid đối với quản trị nội dung đem đến nhiều lợi ích hơn so với việc sử dụng độc lập Coupled CMS hay Headless CMS: “Giải pháp này có thể được áp dụng cho cả hệ quản trị nội dung web (WCM – web content management) truyền thống (gắn liền hay tách rời) và cho các trường hợp headless sử dụng API cùng với các lớp trình bày nội dung khác. Lợi ích này thu hút các tổ chức có các trường hợp sử dụng cho cả headless và coupled WCM.

Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ đạt được tất cả lợi ích như mong muốn.

4. Hybrid CMS giúp doanh nghiệp phát triển linh hoạt với quy mô lớn

Nếu doanh nghiệp áp dụng một phương pháp khó sử dụng, các nhà tiếp thị và các đơn vị kinh doanh khác sẽ tìm kiếm các phương pháp thay thế có thể gây ra các rắc rối cùng với những vấn đề về bảo mật và quản trị. Một số phòng ban tiếp thị thậm chí còn chuyển sang sử dụng mô hình CMS truyền thống với cấu trúc tách rời của họ, dẫn đến gia tăng tính phức tạp do phải quản lý nhiều ứng dụng.

May mắn thay, có một phương pháp thứ ba bao gồm những lợi ích của cả hai mô hình trên: mô hình Hybrid CMS – cho phép người dùng doanh nghiệp xây dựng và cập nhật những trải nghiệm kỹ thuật số, đồng thời cung cấp tính linh hoạt của các cấu trúc tách rời cho việc phân phối đa kênh. Nó cũng đem đến cho mọi người dùng tính linh hoạt, dễ sử dụng, tính kết nối, bảo mật và quản trị trên quy mô lớn.

Là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở cho nội dung và dữ liệu, Drupal là sự lựa chọn để phát triển CMS hàng đầu cho những tổ chức đòi hỏi cần có cả sự linh hoạt và tính bền vững trong việc tạo ra các trải nghiệm kỹ thuật số. Drupal hỗ trợ phương pháp hybrid bằng cách duy trì những tính năng biên tập của front-end trong khi back-end đóng vai trò là kho lưu trữ API.

Bất kể nhu cầu quản trị nội dung của tổ chức của bạn là gì, một mô hình Hybrid CMS sẽ đáp ứng tất cả. Kết hợp tính linh hoạt và khả năng mở rộng, phương pháp hybrid cho phép việc quản lý nội dung trong hiện tại và tương lai hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm tập trung vào việc xây dựng nội dung để thu hút sự chú ý trên bất kỳ kênh nào mà khách hàng của bạn ưa thích.

Kyanon Digital hiện đang là nhà cung cấp các giải pháp phát triển headless CMS với đội ngũ các kỹ sư phần mềm với hơn 10 năm kinh nghiệm. Để tận dụng hiệu quả sức mạnh từ các công nghệ mới giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ từ những nhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Nguồn: Acquia

Dịch và biên tập: Kyanon Digital

Rate this article