Trong chuyên mục Leaders’ Talk #6 tại Kyanon Digital, các anh chị cấp quản lý đã cùng thảo luận về hành trình chinh phục Agile từ cơ bản nhất qua nhiều góc nhìn, vị trí khác nhau như Back Office, BA, PM…
Cùng tìm hiểu về hành trình chinh phục Agile qua những câu chuyện thực tế mà mọi người đã áp dụng tinh thần Agile trong công việc của mình, cùng với sự điều phối từ các anh chị quản lý tại Kyanon Digital:
- Anh Tài Huỳnh, CEO
- Chị Dannie Trần, Executive Assistant
- Chị Hanie Trần, People & Culture Manager
1. 4 giá trị cốt lõi của tuyên ngôn Agile
Phát triển Linh hoạt (Agile Development) làm một thuật ngữ có nguồn gốc từ Tuyên Ngôn Phát triển Phần mềm Linh hoạt (Manifesto for Agile Software Development – Tuyên ngôn Agile), tuyên ngôn này được soạn thảo năm 2001 bởi một nhóm gồm các nhà sáng tạo Scrum, Extreme Programming (XP), Dynamic Systems Development Method (DSDM – Phương pháp Phát triển Hệ thống Linh động), và Crystal; đại diện của phát triển hướng-tính-năng (feature-driven); và một vài nhà lãnh đạo khác trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Tuyên ngôn Agile đã tổng kết ra một số giá trị và nguyên tắc chung, phổ quát cho tất cả các phương pháp luận về linh hoạt đang tồn tại độc lập tại thời điểm đó. Văn bản này đưa ra bốn giá trị cốt lõi cho phép các nhóm đạt được hiệu suất cao.
- Cá nhân và sự tương tác
- Cung cấp phần mềm chạy tốt
- Cộng tác với khách hàng
- Phản hồi với các thay đổi
Sau phần chia sẻ từ anh Tài, mọi người đã có được cái nhìn tổng quan về 4 giá trị cốt lõi từ tuyên ngôn Agile. Các nhóm tham gia buổi Leaders’ Talk cũng đã đưa ra quan điểm của mọi người về 4 giá trị này như sau.
1.1. Cá nhân và sự tương tác
Anh Trung Trần, Chapter Lead – Chapter Front-end: “Khi được cung cấp đầy đủ document để transfer về dự án, mỗi người sẽ có những cách hiểu khác nhau nên đội nhóm cần tập trung tương tác trực tiếp và hỗ trợ dùng document thêm trong quá trình thực hiện dự án.”
Chị Thảo Lê, People Specialist, L&D: “Các quy trình và công cụ là cái cần thiết nhưng không phải là yếu tố tiên quyết trong mọi dự án. Nếu áp dụng một cách máy móc các quy trình mà không liên tục phản hồi, đánh giá thì quy trình đó sẽ tạo nên sự rắc rối và trải nghiệm không tốt cho chính người thực hiện và những khách hàng liên quan.”
Anh Tài Huỳnh, CEO: “Mọi người vẫn nên tuân thủ quy trình, sử dụng công cụ nếu có nhưng không để lệ thuộc và sử dụng quy trình như quán tính. Cần phải “un-learn” và “re-learn” liên tục.”
1.2. Cung cấp phần mềm chạy tốt
Chị Hoài Phan, QC Chapter Lead: “Khi làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau, tránh trường hợp tự cho rằng các quy trình cũng như nhau mà cần yêu cầu các bên liên quan cung cấp tài liệu cần thiết trước khi bắt đầu dự án, giúp tiết kiệm thời gian. Nếu khách hàng hài lòng và có trải nghiệm tốt trong quá trình làm việc thì sẽ nâng cao cơ hội ký kết thêm hợp đồng mới dù dự án hiện tại vẫn chưa kết thúc.”
Anh Minh Trần, Squad Lead team Low-code: “Cần tập trung vào việc làm được thay vì chỉ hứa với khách hàng”
Anh Sơn Trần, Senior Back-end Engineer: “Đối với các các bên liên quan nhưng bên ngoài công ty, không cần cung cấp quá nhiều document cho họ, vì chu kì dự án thay đổi liên tục, chỉ nên cung cấp vừa đủ và tập trung vào việc phát triển phần mềm nhiều hơn và đảm bảo khách hàng sử dụng được phần mềm đó.”
1.3. Phản hồi với các thay đổi
Anh Mỹ Thân, Project Manager: “Khi cần thích nghi với sự thay đổi, cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng các sự thay đổi đó và chịu trách nhiệm trước những quyết định. Ví dụ trong quá trình thực hiện dự án, khi cần thay đổi công nghệ ở giữa quá trình trong khi phần nền tảng đã hoàn thành có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dự án và không đạt được phát triển bền vững.”
Anh Tài Huỳnh, CEO: “Mình cần nhìn vào khách hàng để hiểu họ thật sự cần gì, đứng từ góc độ khách hàng để hiểu cách nhìn của họ, mình sẽ nhìn ra được kế hoạch để thích ứng khi sự thay đổi xảy ra. Khi lên kế hoạch cho sự thay đổi cần chuẩn bị cho 3 tình huống, tình huống cơ bản, tình huống tốt và tình huống xấu, đi kèm là những kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch hiệu quả.”
2. 12 tuyên ngôn Agile
Agile ra đời trong bối cảnh ngành phát triển phần mềm gặp nhiều thử thách với cách thức phát triển truyền thống theo mô hình thác nước (Waterfall), hoặc dựa theo kế hoạch (plan-driven).
Các nguyên lý được liệt kê sau đây:
- Ưu tiên cao nhất của chúng tôi là thỏa mãn khách hàng thông qua việc chuyển giao sớm và liên tục các phần mềm có giá trị.
- Chào đón việc thay đổi yêu cầu, thậm chí rất muộn trong quá trình phát triển. Các quy trình linh hoạt tận dụng sự thay đổi trong các lợi thế cạnh tranh của khách hàng.
- Thường xuyên chuyển giao phần mềm chạy tốt tới khách hàng, từ vài tuần đến vài tháng, ưu tiên cho các khoảng thời gian ngắn hơn.
- Nhà kinh doanh và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau hàng ngày trong suốt dự án.
- Xây dựng các dự án xung quanh những cá nhân có động lực. Cung cấp cho họ môi trường và sự hỗ trợ cần thiết, và tin tưởng họ để hoàn thành công việc.
- Phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin tới nhóm phát triển trong nội bộ nhóm phát triển là hội thoại trực tiếp.
- Phần mềm chạy tốt là thước đo chính của tiến độ.
- Các quy trình linh hoạt thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, nhà phát triển và người dùng có thể duy trì một nhịp độ liên tục không giới hạn.
- Liên tục quan tâm đến các kỹ thuật và thiết kế tốt để gia tăng sự linh hoạt.
- Sự đơn giản – nghệ thuật tối đa hóa lượng công việc chưa xong – là căn bản.
- Các kiến trúc tốt nhất, yêu cầu tốt nhất và thiết kế tốt nhất sẽ được làm ra bởi các nhóm tự tổ chức.
- Nhóm phát triển sẽ thường xuyên suy nghĩ về việc làm sao để trở nên hiệu quả hơn, sau đó họ sẽ điều chỉnh và thay đổi các hành vi của mình cho phù hợp.
Qua những chia sẻ, thảo luận từ các anh chị cấp quản lý tại Kyanon Digital với sự dẫn dắt của anh Tài Huỳnh, chị Dannie và chị Hanie, hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về hành trình chinh phục Agile, bắt đầu từ cơ bản để áp dụng hiệu quả Agile trong công việc.
Theo dõi Kyanon Digital để nhận thông tin mới nhất về chuyên mục Leader’s Talk tiếp theo.