Quản lý hiệu quả các nguồn dữ liệu có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19, nhiều nhà bán lẻ đã rơi vào tình trạng thiếu hàng tồn kho khi khách hàng bắt đầu tích trữ nhu yếu phẩm cho gia đình. Các nhà bán lẻ khác có khả năng dự đoán tốt hơn nhu cầu của khách hàng đã đặt thêm hàng tồn kho hoặc áp dụng hạn chế mua đối với các mặt hàng phổ biến để quản lý hiệu quả số lượng hàng hóa.
Sự khác biệt giữa những nhà bán lẻ này là gì? Đó chính là khả năng tận dụng sức mạnh của dữ liệu chất lượng cao và phân tích chính xác hỗ trợ việc ra quyết định cho doanh nghiệp.
Ngành bán lẻ vẫn đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên các khảo sát cho thấy lĩnh vực bán lẻ đang tụt hậu trong việc sử dụng dữ liệu hiệu quả. Với nhiều kênh và nguồn dữ liệu khác nhau, việc thiếu các phân tích dữ liệu thống nhất và chính xác là điều thường thấy.
Cùng Kyanon Digital tìm hiểu về cách master data management giúp doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng và hoạt động hiệu quả qua bài viết sau.
1. Master data management trong ngành bán lẻ
Master Data Management – MDM là một phương pháp quản lý thông tin nhằm tập hợp dữ liệu từ các kênh và nguồn riêng biệt để tạo ra một “nguồn duy nhất đáng tin cậy” (single source of truth). Điều quan trọng là MDM phân loại dữ liệu chủ chốt để dữ liệu được xử lý thống nhất trong toàn tổ chức và người dùng có được bức tranh toàn cảnh về các điểm dữ liệu quan trọng nhất của tổ chức, bao gồm khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp, v.v.
MDM mang đến một cơ hội tuyệt vời để các nhà bán lẻ đi trước đón đầu, dự đoán xu hướng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và vượt qua các đối thủ cạnh tranh. MDM là cách giúp bạn dễ dàng xây dựng bức tranh toàn cảnh về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp, dẫn đến việc ra quyết định hiệu quả hơn.
2. Những thách thức về dữ liệu trong ngành bán lẻ
Như đã đề cập ở phần mở đầu, một thách thức dữ liệu phổ biến đối với ngành bán lẻ là dự đoán xu hướng trong doanh số bán hàng và hành vi khách hàng để có thể phản hồi nhanh chóng. Đối với hầu hết các nhà bán lẻ, không có hệ thống đơn lẻ nào cung cấp cho họ cái nhìn tổng quan về tất cả các cửa hàng hoặc phòng ban trong doanh nghiệp. Dữ liệu bị cô lập khiến việc kết nối các điểm dữ liệu và hành động kịp thời trở nên khó khăn.
Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu hụt hàng tồn kho, thậm chí thiếu nhân sự nếu nhà bán lẻ không nhận thức được nhu cầu ngày càng tăng ở một số khu vực nhất định. Ví dụ, hãy cân nhắc nhu cầu khổng lồ mà nhiều cửa hàng truyền thống phải đối mặt đối với việc đặt hàng trực tuyến trong thời kỳ Covid, hoặc nhận hàng tại một điểm bất kỳ. Rất dễ dàng để thấy nhân sự có thể mất cân bằng nếu các xu hướng không được phát hiện nhanh chóng.
Tác động của dữ liệu chất lượng kém thường ảnh hưởng đến tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp bán lẻ. Từ các vấn đề về phân loại sản phẩm sai, đến lỗi vận chuyển và giao hàng, cho đến thời gian bị lãng phí để cố gắng khắc phục dữ liệu, những tác động này có thể ảnh hưởng đến mọi người trong doanh nghiệp của bạn.
Có lẽ quan trọng nhất, quản lý dữ liệu kém có thể dẫn đến trải nghiệm khách hàng tồi tệ. Ví dụ, nhiều nhà bán lẻ có trang bị front-store vẫn hoàn toàn không kết nối với việc đặt hàng trực tuyến. Khách hàng quen với việc đặt hàng trực tuyến sẽ cảm thấy thất vọng khi họ không thể đặt hàng (hoặc nhận trợ giúp với đơn hàng trực tuyến) từ cửa hàng địa phương của doanh nghiệp.
94% khách hàng bày tỏ sự không hài lòng với những trải nghiệm không liên kết từ doanh nghiệp bán lẻ và nhiều người trong số họ sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh trong lần mua hàng tiếp theo. Trong một môi trường mà khách hàng bán lẻ đang trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, điều quan trọng là các nhà bán lẻ phải sử dụng mọi công cụ có sẵn, bao gồm cả dữ liệu của họ, để cải thiện kết quả cho khách hàng.
3. Vai trò của master data management trong doanh nghiệp bán lẻ
Master data management giúp tập trung dữ liệu từ các kênh và hệ thống khác nhau của doanh nghiệp để bạn có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh. Một số lợi ích chính của MDM bao gồm:
- Đảm bảo chất lượng dữ liệu: MDM thiết lập các biện pháp kiểm soát và quy trình đảm bảo dữ liệu đáng tin cậy.
- Tích hợp dữ liệu: MDM tập hợp dữ liệu từ các nguồn hoặc kênh khác nhau mà các nhà bán lẻ sử dụng.
- Quản trị dữ liệu: MDM hoạt động song song với một chương trình quản trị dữ liệu mạnh mẽ, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc và quy định, đồng thời dữ liệu thu thập được hữu ích cho doanh nghiệp.
Tóm lại, MDM có thể là giải pháp cho tất cả các vấn đề về quản lý dữ liệu mà các nhà bán lẻ phải đối mặt do dữ liệu bị cô lập. Quản lý dữ liệu tốt hơn đồng nghĩa với việc giảm thiểu lỗi, cải thiện chất lượng dữ liệu và nâng cao khả năng sử dụng của dữ liệu đó.
4. Master data management cải thiện trải nghiệm khách hàng
Khách hàng trong ngành bán lẻ đang đòi hỏi những trải nghiệm tuyệt vời, bao gồm sự liền mạch giữa các kênh và phòng ban trong doanh nghiệp bán lẻ. Họ không muốn lặp lại thông tin và mong đợi mức dịch vụ cao tương tự bất kể kênh nào họ chọn.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một khách hàng mua hàng tại cửa hàng, sau đó gọi đến đường dây chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ. Trong một hệ thống dữ liệu bị cô lập, khách hàng có thể phải bắt đầu cung cấp thông tin lại từ đầu khi họ gọi đến bộ phận chăm sóc khách hàng, cung cấp tất cả các chi tiết về bản thân và việc mua hàng của họ.
Một tình huống tương đối phổ biến khác là khi khách hàng đặt hàng trực tuyến nhưng muốn trả hàng hoặc đổi hàng tại cửa hàng. Các nhà bán lẻ yêu cầu khách hàng phải quay lại thông qua kênh ban đầu họ đã sử dụng sẽ gây ra sự bực bội và lãng phí thời gian.
Với MDM, các bộ phận chăm sóc khách hàng trực tuyến và tại cửa hàng có cái nhìn toàn diện về khách hàng và không cần tốn thời gian thu thập thông tin mà khách hàng đã cung cấp. “Nguồn thông tin duy nhất đáng tin cậy” cho phép nhân viên trong doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng nắm bắt tình hình của khách hàng, bao gồm cả mọi thông tin trao đổi trước đó. Không còn phải lặp lại thông tin và không còn cảm thấy bực bội vì bị chuyển sang một kênh hoặc phòng ban khác, khách hàng hài lòng sẽ trở thành khách hàng thân thiết.
5. Tác động của MDM đến quản lý kho hàng và chuỗi cung ứng
MDM cũng mang lại lợi ích cho việc quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho. Về mặt hàng tồn kho, các nhà bán lẻ có được cái nhìn rõ ràng trên tất cả các kênh, với khả năng phát hiện các vấn đề hoặc xu hướng về hàng hóa. Điều này cho phép ra quyết định chủ động và quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Điều tương tự cũng có thể nói về quản lý chuỗi cung ứng. Phần mềm master data management cung cấp khả năng cải thiện tính năng hiển thị trên tất cả các kênh, nghĩa là bạn có thể chủ động liên lạc với các nhà cung cấp và đặt hàng đúng thời điểm. Việc hết hàng khiến các nhà bán lẻ thiệt hại hàng tỷ đô la mỗi năm. Chỉ riêng ngành bán lẻ thực phẩm của Mỹ ước tính thiệt hại từ 15 đến 20 tỷ USD mỗi năm do mất doanh thu. Nhìn nhận rõ ràng hơn về dữ liệu của bạn mang lại cho bạn cơ hội đi trước xu hướng chuỗi cung ứng và tránh những sai lầm tốn kém.
6. Lợi ích khi triển khai phần mềm Product Information Management (PIM)
Trong khi MDM tập trung vào việc quản lý toàn bộ dữ liệu của nhà bán lẻ, thì Product Information Management (PIM) chỉ tập trung vào dữ liệu sản phẩm. Vậy tại sao bạn cần thiết lập PIM cho doanh nghiệp? PIM tập trung sâu vào việc marketing sản phẩm, do đó, đây là công cụ thiết yếu cho các Marketer trong bán lẻ.
PIM giúp tập trung hóa việc quản lý và tạo danh mục sản phẩm, đồng thời cải thiện tính nhất quán trong cách các phòng ban khác nhau thể hiện sản phẩm. PIM thường dẫn đến ít lỗi sản phẩm hơn và giảm thời gian trong việc tổng hợp các tài liệu marketing.
Mặc dù MDM quản lý tất cả các dạng dữ liệu, PIM có các công cụ tốt hơn để đẩy thông tin sản phẩm lên hệ thống POS và các ứng dụng marketing.
Nền tảng quản lý dữ liệu của Semarchy là một ví dụ về giải pháp MDM đa miền, có thể được sử dụng làm phần mềm Product Master Data Management, Product Master Data Management, Asset Master Data Management và Location Master Data Management – tất cả các khả năng này đều quan trọng đối với hoạt động bán lẻ thành công.
7. Một số chiến lược triển khai hiệu quả cho MDM trong ngành bán lẻ
Một số chiến lược triển khai hiệu quả cho MDM trong bán lẻ:
- Xác định MDM là quyết định tác động đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ là vấn đề của bộ phận IT. MDM nên giải quyết các vấn đề then chốt cho các nhà bán lẻ, chẳng hạn như tạo ra một cái nhìn thống nhất cho phép bán hàng và tiếp thị omnichannel.
- Áp dụng các quy tắc quản trị dữ liệu song song với chương trình MDM của bạn. Khung quản trị dữ liệu của bạn nên bao gồm quy trình làm việc và các biện pháp bảo vệ để kiểm tra tính chính xác dữ liệu và loại bỏ dữ liệu trùng lặp. Nó cũng nên giúp đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định.
- Sử dụng các công cụ phù hợp. Bạn sẽ cần phần mềm MDM được xây dựng riêng để đáp ứng các nhu cầu của ngành bán lẻ.
8. Một số ví dụ về ứng dụng MDM trong thực tiễn
Các nhà bán lẻ sau đây đã triển khai thành công giải pháp MDM:
- Red Wing Shoes: Chương trình MDM giúp Red Wing Shoes triển khai một trung tâm dữ liệu tập trung, cung cấp cho các phòng ban cái nhìn toàn diện 360 độ và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
- Shake Shack: Với nhu cầu có cái nhìn tổng quan rõ ràng trên tất cả các cửa hàng, Shake Shack đã triển khai Semarchy xDM. Dữ liệu tập trung giúp họ có được cái nhìn toàn diện hơn về các vị trí và tài sản của mình, thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp.
9. Cách MDM định hình ngành bán lẻ trong tương lai
Ngành bán lẻ là một môi trường có nhịp độ nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích và hành động nhanh chóng để duy trì tính cạnh tranh. MDM cung cấp cho các nhà bán lẻ tiềm năng thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng thông qua việc ra quyết định chủ động dựa trên dữ liệu cập nhật theo từng phút.
Quan trọng hơn, MDM giúp các nhà bán lẻ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời mà khách hàng mong đợi thông qua cái nhìn thống nhất và đáng tin cậy về dữ liệu. Chiến lược bán hàng omnichannel là xu hướng tất yếu của bán lẻ và khởi đầu duy nhất đáng tin cậy thúc đẩy dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn.
Kyanon Digital hiện đang là đối tác chiến lược của Semarchy, nền tảng quản trị dữ liệu hàng đầu thế giới. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các giải pháp MDM của Semarchy, Kyanon Digital cung cấp các dịch vụ toàn diện, bao gồm tư vấn giải pháp, triển khai giải pháp, đào tạo và hỗ trợ.
Liên hệ Kyanon Digital để được tư vấn và hỗ trợ triển khai giải pháp MDM ngay hôm nay.
Nguồn: Semarchy
Dịch và biên tập: Kyanon Digital