Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code

Trong tất cả các yếu tố tạo nên nền tảng low-code, mỗi yếu tố đều có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, có một yếu tố vô cùng quan trọng mà nền tảng low-code không thể thiếu chính là model-driven development.

1. Model-Driven Development là gì?

Model-Driven Development (phương pháp lập trình dựa theo model) là cầu nối giữa các ngôn ngữ lập trình để cải thiện sự hợp tác và giao tiếp giữa các các chuyên gia kinh doanh và các lập trình viên.

Thay vì phải code từng dòng trực tiếp, lập trình viên có thể sử dụng các model để tạo ra một ngôn ngữ thông dụng và trực quan. Khi làm việc với các building blocks trực quan, các chuyên gia kinh doanh có thể chỉ ra cho đội ngũ lập trình thấy được những vấn đề đang gặp phải hoặc nhu cầu của doanh nghiệp là gì, và các lập trình viên có thể hiểu được chúng. Ngược lại ở phía các lập trình viên, họ có thể chỉ ra cho bộ phận kinh doanh thấy những phương pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Từ đó họ có thể làm việc cùng nhau, hiểu nhu cầu của các bên và đi đến thống nhất trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Và vì vậy quy trình làm việc sẽ giảm bớt các bước không cần thiết, diễn ra nhanh hơn và sản phẩm cuối cùng được tạo ra cũng sẽ được đánh giá cao hơn. Trong đó, doanh nghiệp cũng nhận được nhiều lợi ích từ kết quả này. Do đó, đây là một quy trình “win-win”.

Với nền tảng của phương pháp lập trình dựa trên model, Mendix ra đời để cải thiện quá trình hợp tác và giao tiếp giữa các chuyên gia kinh doanh và các lập trình viên. Mục đích của nền tảng là để thúc đẩy quá trình xây dựng ứng dụng doanh nghiệp trong khi vẫn tối ưu hóa chất lượng ứng dụng.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 1
Giao diện phát triển ứng dụng low-code với các building blocks

Nguồn: Mendix

2. Tại sao Model-Driven Development lại cần thiết?

Trở ngại lớn nhất trong sự hợp tác và giao tiếp giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận IT đơn giản là họ không có tiếng nói chung cho một vấn đề. Phương pháp lập trình truyền thống Waterfall mà các doanh nghiệp thường áp dụng lại chú trọng vào quá trình phát triển ứng dụng hơn là giải quyết sự mất kết nối này.

Đây là cách quy trình này hoạt động:

  • Các chuyên gia kinh doanh mô tả bằng ngôn ngữ của họ về những gì doanh nghiệp cần.
  • Các lập trình viên hiểu nhu cầu kinh doanh thông qua các ngôn ngữ lập trình và kiến trúc IT. Và do đó, họ có thể chỉ hiểu được một phần những gì các chuyên gia kinh doanh đang mô tả.
  • Sau đó, bộ phận kinh doanh và bộ phận IT không có quá nhiều các hoạt động trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.
  • Khi các giải pháp được đưa ra, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau, nó sẽ không đạt được mục tiêu vì không có sự kết nối giữa hai bộ phận quan trọng này.

Có thể nói rằng hầu hết các lập trình viên không để ý quá nhiều đến những kiến thức liên quan đến kinh doanh. Và hầu hết các nhân viên giỏi có chuyên môn kinh doanh không biết nhiều về lập trình. Cả hai đều học các ngôn ngữ khác nhau—những ngôn ngữ mà họ cần học thật giỏi để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 2

3. Model-driven Architecture

Model-driven architecture (Kiến trúc dựa trên mô hình) cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa hoặc giao diện trực quan, tạo nên sự khác biệt to lớn của kiến trúc này. (Bạn có thể truy cập một giao diện trực quan không phát triển bởi low-code, nhưng bạn không thể sử dụng low-code nếu thiếu một giao diện trực quan)

Với low-code, các mô hình sẽ trừu tượng hoá các dòng code truyền thống. Thay vì sử dụng các ngôn ngữ phức tạp với quy tắc phức tạp, người dùng sẽ có các building block hoặc “thành phần phát triển ứng dụng có sẵn” với từng ngôn ngữ cụ thể cho mỗi lĩnh vực (logic, mô hình dữ liệu, giao diện người dùng, tính bảo mật, các tích hợp,…)

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 3

Các thành phần hoặc ” một phần chức năng” này được trừu tượng hóa và trình bày một cách trực quan cho người dùng, tạo ra một ngôn ngữ chung mà mọi người trong team có thể hiểu được, từ các chuyên gia kinh doanh đến các lập trình viên chuyên nghiệp. Trong quá trình hợp tác làm việc, họ có thể thật sự hiểu những gì đối phương trình bày, sắp xếp và chỉnh sửa lại các thành phần, sau đó, nhờ có sự trợ giúp tuyệt vời từ các model, ứng dụng sẽ nhanh chóng được hoàn thiện và có thể tiến hành kiểm thử.

Sự trợ giúp đó chính là sự tự động hóa, một yếu tố nền tảng khác của model-driven development. Các quy trình được thực hiện để tạo nên cách phát triển ứng dụng với giao diện trực quan và các thao tác kéo-thả đơn giản – tất cả các cấu hình, tiến hành QC và QA, các tích hợp và vô số các công việc liên quan khác – đều được tự động hóa một cách liền mạch. Điều này giúp các lập trình viên chuyên nghiệp giảm bớt khối lượng công việc nhàm chán và cũng là cách hiệu quả để low-code nâng cao hiệu suất công việc và đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng.

4. Làm thế nào để xây dựng một ứng dụng mà không cần code?

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra vào thời điểm này là: Làm thế nào để xây dựng một ứng dụng mà không cần code?

Thực tế là có một số nền tảng low-code vẫn dựa vào code vì model trực quan của chúng được diễn giải thành code để có thể trở thành ứng dụng. Khi đó các lỗi  từ cách lập trình truyền thống xuất hiện, chẳng hạn như các vấn đề điển hình về chất lượng và vận hành ứng dụng đối với các ứng dụng có quá nhiều code phức tạp.

Trong các ứng dụng low-code, dựa trên model-driven development, các model có thể tự triển khai được trong thời gian chạy thử ứng dụng mà không cần code. Việc không cần viết code và khắc phục sự cố khi chạy thử giúp quá trình hoàn thiện ứng dụng nhanh hơn theo cấp số nhân và chất lượng của ứng dụng cũng được hoàn thiện cao hơn.

Và trong những trường hợp cần những chức năng không có sẵn trong model-driven development, các lập trình viên chuyên nghiệp có thể tự code thêm để phát triển chúng, sau đó kết hợp chúng thành một phần của model. Thành phần này sau đó có thể được cung cấp cho các lập trình viên khác trong cộng đồng thông qua thị trường của Mendix.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 4
Mendix Marketplace

Nguồn: Mendix

5. Hiện thực hóa các ý tưởng BizDevOps

Theo định nghĩa nêu trên, model-driven development trong low-code sẽ đưa những ý tưởng về BizDevOps trở thành hiện thực một cách dễ dàng.

Business experts become integral to the process because of the intuitive, understandable visual modeling tools that eliminate all the mysteries of code. They can even go so far as to build applications themselves. With zero knowledge of code, they can drag and drop their way to a working application.

Các chuyên gia kinh doanh trở thành một phần không thể thiếu trong quy trình phát triển ứng dụng vì các công cụ model trực quan hoàn toàn dễ hiểu và dễ sử dụng, loại bỏ rào cản cho các chuyên gia kinh doanh không có kiến thức về lập trình. Họ còn có thể làm được nhiều hơn nữa bằng cách tự phát triển ứng dụng cho riêng mình. Không cần có bất kỳ kiến thức nào về lập trình, họ có thể kéo-thả quy trình làm ra một ứng dụng có thể hoạt động được.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 5

Nhờ các model trực quan, đội ngũ lập trình nhanh chóng nâng cao hiệu suất làm việc. Và nhờ sự tự động hóa, họ không cần phải thực hiện các công việc nhàm chán lặp đi lặp lại và tốn nhiều công sức. Họ không cần tốn thời gian lựa chọn giữa các ngôn ngữ, cấu trúc dữ liệu, các flow logic và các vấn đề liên quan đến kiến trúc vì mọi thứ đã có sẵn trong các model.

Từ góc nhìn vận hành, mọi thứ dần trở nên tốt hơn và dễ dàng hơn nhờ vào các quy trình được tự động hóa, kiểm thử chất lượng và các quy trình thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh chóng có trong các model.

6. Tính mở (Openness) và khả năng mở rộng của Model-Driven Development

Với việc công nghệ đang tạo ra sự thay đổi liên tục và các khái niệm mới xuất hiện ngày càng nhiều như: IoT, AI, augmented reality, blockchain, edge, … thách thức đối với các phần mềm là khả năng thích ứng và tích hợp.

Nền tảng model-driven low-code là một công cụ lý tưởng để xử lý sự đổi mới trong tương lai. Model-driven development do Mendix thiết kế luôn có thể mở rộng ở mọi cấp độ, mang đến cho các lập trình viên chuyên nghiệp cơ hội nâng cấp tính năng của ứng dụng và làm việc với các giải pháp kinh doanh phức tạp hơn. Các lập trình viên có thể dễ dàng tích hợp nền tảng với các công cụ và công nghệ hiện có bằng Model API và phần mềm SDK.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 6
Mendix – Nền tảng low-code open-source

Nguồn: Mendix

7. Kết luận

Việc sử dụng một model để trừu tượng hóa lower-level code trao quyền cho mọi người trong nhóm—cả chuyên gia về kỹ thuật và kinh doanh—có thể tập trung vào các khái niệm và giải pháp cấp cao hơn cho các vấn đề thật sự quan trọng.

Tự động hóa giảm bớt gánh nặng, các công việc nhàm chán và lặp đi lặp lại, đồng thời giảm việc mắc lỗi, do đó nâng cao chất lượng ứng dụng và tăng năng suất người làm việc.

Tính mở rộng của Model-Driven Development đảm bảo khả năng kết nối với mọi thứ ở mọi nơi, từ các hệ thống cũ đến các công nghệ mới nổi. Kết quả là các ứng dụng phù hợp hơn, mạnh mẽ hơn, được xây dựng nhanh hơn theo thứ tự và có cường độ cao hơn so với các nền tảng lấy code truyền thống làm trung tâm. Đây lợi ích mà Model-Driven Low-code Development mang lại.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Model-driven Development Trong Low-code 7

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về Model-Driven Development. Kyanon Digital hiện đang là đối tác giải pháp của Mendix – một trong những nền tảng cung cấp giải pháp low-code hàng đầu trên thế giới. Kyanon Digital hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp low-code tuyệt vời từ Mendix. Nếu bạn đang có nhu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ứng dụng và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Nguồn: Mendix

Dịch và biên tập: Kyanon Digital

5/5 - (3 votes)