top-6-loi-ich-cua-headless-cms-cho-doanh-nghiep

Sự phổ biến của hệ thống Headless CMS đang bùng nổ mạnh mẽ trên thị trường hiện nay. Đến năm 2027, thị trường Headless CMS được dự đoán sẽ tăng lên 1,6 tỷ USD, tăng từ 322 triệu USD vào năm 2020, ghi nhận mức tăng trưởng gần 400%.

Tại sao lại có bước phát triển nhảy vọt trong thị trường này?

Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp bắt đầu tập trung đầu tư vào các giải pháp headless CMS. Trong thế giới digital ngày nay, khách hàng luôn mong đợi nhận được những trải nghiệm dễ dàng và được cá nhân hóa khi sử dụng nhiều thiết bị và giao diện khác nhau, điều đó khiến cho các web và ứng dụng di động sử dụng các CMS truyền thống và kiến trúc unified của chúng không thể đáp ứng được. Để xây dựng trải nghiệm digital hiệu quả và duy trì lòng trung thành khách hàng, doanh nghiệp cần một hệ thống linh hoạt và có thể mở rộng để cung cấp nội dung đến đa kênh, cũng như đáp ứng được các công nghệ thay đổi nhanh chóng hiện nay. Đó chính xác là những gì một Headless CMS có thể thực hiện được, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa.

Trong bài viết này, hãy cùng Kyanon Digital khám phá top 6 lợi ích của Headless CMS cho doanh nghiệp và tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao Headless CMS là công nghệ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

top-6-loi-ich-cua-headless-cms-cho-doanh-nghiep 1

1. Headless CMS là gì?

Headless CMS là một hệ thống quản lý nội dung tách biệt phần lưu trữ nội dung (back-end), với giao diện người dùng (front-end). Đó là lý do tại sao nó được gọi là Headless.
Nhờ sự tách biệt này, các lập trình viên có thể sử dụng bất kỳ công nghệ nào họ muốn cho phần lập trình backend mà không lo ảnh hưởng đến frontend. Trong khi đó, các Marketer có thể tạo và lưu trữ nội dung một lần và triển khai nội dung đó trên bất kỳ kênh kỹ thuật số nào vì nội dung không bị lưu trữ cố định trong một kênh cụ thể.

Đơn giản là vì Headless CMS sử dụng API để phân phối một tập hợp nội dung trên nhiều kênh, đó là lý do tại sao đôi khi nó được gọi là CMS “API-first”. Do đó, Headless CMS đặc biệt hữu ích trong việc triển khai các chiến lược bán hàng omnichannel nhằm mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng.

Không giống như headless CMS, kiến trúc CMS truyền thống liên kết chặt chẽ phần back-end với giao diện người dùng ở front-end. CMS truyền thống kiểm soát việc tạo, lưu trữ và hiển thị nội dung thông qua một kênh duy nhất, thường là trình duyệt web. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phần back-end và front-end dẫn đến nội dung phía sau bị đan xen với các đoạn code của front-end, khiến việc sử dụng lại nội dung trên các kênh trở nên khó khăn và ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược bán hàng omnichannel của doanh nghiệp.

headless cms la gi

2. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Headless CMS?

Headless CMS là một hệ thống quản trị nội dung có thể đăng tải nội dung lên đa kênh và đa thiết bị qua các điểm cuối API. Không giống như các CMS truyền thống, phần front-end sản xuất content được decouple từ phần back-end – nơi nội dung được tạo ra, quản lý và lưu trữ.

Vậy, Headless CMS dành cho ai? Đơn giản là các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp sản xuất nội dung trên đa kênh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ. Cũng có thể là những lập trình viên đang gặp khó khăn vì hệ thống truyền thống có nhiều giới hạn trong quá trình họ phát triển ứng dụng và các trải nghiệm digital, hoặc là những người dùng đã sử dụng thành thạo các công cụ sản xuất nội dung ở phần front-end và muốn làm nhiều hơn với nội dung của họ trên nhiều kênh hơn.

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Headless CMS

Như đã giải thích chi tiết ở trên, việc sản xuất nội dung omnichannel và xây dựng ngày càng nhiều những trải nghiệm digital ở phần front-end là những lý do phổ biến khi doanh nghiệp muốn sử dụng Headless CMS. Nếu những điều này nằm trong những ưu tiên của doanh nghiệp bạn khi nhắc về một CMS, Headless CMS là một lựa chọn hoàn hảo.

Đối với các lập trình viên front-end, sự linh hoạt và tự do trong việc xây dựng các trải nghiệm có tính tương tác cao với dữ liệu thô đã được sắp xếp có thể là một lợi ích lớn nhất. Đặc biệt hơn, đội ngũ lập trình viên đang cần xây dựng ứng dụng và website có sử dụng các framework JavaScript phổ biến như AngularJS, React hay VueJS sẽ cảm thấy cấu trúc Headless vô cùng thuận tiện.

3. Top 6 lợi ích của Headless CMS cho doanh nghiệp

Sau đây là top 6 lợi ích của Headless CMS cho doanh nghiệp.

Top 6 lợi ích của Headless CMS cho doanh nghiệp

3.1. Cải thiện trải nghiệm omnichannel

Việc sản xuất nội dung omnichannel thường là một trong những lợi ích lớn nhất khi doanh nghiệp sử dụng Headless CMS. Thay vì sử dụng nền tảng sản xuất nội dung từ back-end – phần chỉ được kết nối hạn chế với một lớp trình bày front-end duy nhất, hệ thống Headless sẽ bỏ qua phần front-end và sử dụng các API để đăng tải nội dung ở hầu hết tất cả mọi kênh bạn mong muốn.

Với các CMS truyền thống hoặc lỗi thời, hầu hết các trang và trải nghiệm digital sẽ được tạo ra từ trang web trên máy tính đầu tiên, và thường được cấu hình lại cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Ngày nay, khách hàng tiếp xúc với vô số các giao diện ứng dụng mỗi ngày, không chỉ các thiết bị di động và máy tính, mà còn là các thiết bị IoT thông minh, thiết bị UI quản lý giọng nói và các bảng hiệu digital. Một Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng sản xuất nội dung trên từng nền tảng, giúp các nhà sản xuất nội dung tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các giai đoạn sản xuất nội dung thủ công cho từng nền tảng/giao diện khác nhau hoặc phải làm gấp đôi lượng công việc để đăng tải nội dung trên đa kênh.

Cải thiện trải nghiệm omnichannel

3.2. Tiếp cận tệp khách hàng rộng hơn

Vì các hệ thống Headless CMS được xây dựng để sản xuất nội dung một cách liền mạch hơn trên đa thiết bị và đa nền tảng, sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận tệp khách hàng rộng hơn. Điều này có thể là một lợi ích cạnh tranh đáng kể trong thế giới đa thiết bị ngày nay, vì các doanh nghiệp có thể gặp gỡ khách hàng dễ dàng hơn ở bất kỳ đâu và tương tác với họ theo cách riêng của mình.

Tiếp cận tệp khách hàng rộng hơn

3.3. Giảm thiểu khối lượng công việc của đội ngũ IT

Các lập trình viên thực tế rất ưa chuộng cách lập trình headless này. Điều này giúp họ có được sự linh hoạt và tự do sử dụng bất kỳ framework lập trình front-end và công nghệ họ mong muốn mà không bị phụ thuộc vào duy nhất một kiến trúc front-end sao cho phù hợp với phần back-end. Các framework như VueJS, React, Svelte, Angular và Next.JS chỉ là một vài framework phổ biến có thể sử dụng trong hệ thống Headless CMS, nhưng khi doanh nghiệp cần phát triển các giao diện người dùng mới và liên tục áp dụng và cải tiến cùng những công nghệ mới khác, khả năng của doanh nghiệp có vẻ là vô tận.

Giải pháp Headless CMS nhìn chung khá thân thiện với nhà phát triển, với công nghệ nền tảng linh hoạt và dễ học, API giúp quản lý và xuất bản nội dung dễ dàng, hỗ trợ nhiều tích hợp và webhook, cùng các công cụ tiên tiến giúp giảm bớt gánh nặng cho những người được giao nhiệm vụ xây dựng trải nghiệm kỹ thuật số trên các hệ thống này.

Giảm thiểu khối lượng công việc của đội ngũ IT

3.4. Khả năng mở rộng cao

Vì các Headless CMS có cấu trúc bắt buộc phải tách rời (decoupled), chúng có khả năng mở rộng cao hơn nhiều các hệ thống CMS truyền thống khác. Một ví dụ phổ biến là kiến trúc JAMstack. (“JAM” là viết tắt của JavaScript, API và markup). Ngoài việc tách rời, các kiến trúc như vậy còn có một giao diện đã được tạo sẵn với các trang tĩnh và tài nguyên được tối ưu hóa cao, có thể phục vụ trực tiếp từ mạng phân phối nội dung (content delivery network – CDN). Do đó, chi phí, độ phức tạp và rủi ro của các máy chủ dynamic đóng vai trò là cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ được giảm thiểu.

Khả năng mở rộng cao

3.5. Các tính năng sẵn sàng cho tương lai

Các giải pháp Headless CMS phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai hơn các hệ thống truyền thống do bản chất không phụ thuộc vào front-end — và sự tự do về công nghệ sử dụng mà hệ thống này vốn có, mang lại nhiều lợi ích cho các lập trình viên. Vì back-end được tách rời khỏi front-end, các lập trình viên có thể sử dụng các framework và công nghệ lập trình mới nhất, tuyệt vời nhất mà không cần lo lắng về việc tích hợp chúng với back-end hoặc chờ đợi cập nhật hệ thống back-end. Điều này giúp đội ngũ lập trình có thể liên tục thử nghiệm và cải tiến phần front-end dễ dàng hơn nhiều, do đó các bản cập nhật và trải nghiệm kỹ thuật số được tạo ra sẽ tận dụng được lợi thế của các tiêu chuẩn và công nghệ mới nhất.

Các tính năng sẵn sàng cho tương lai

3.6. Đẩy nhanh thời gian ra thị trường tương lai

Nếu có điều gì chắc chắn trong lĩnh vực công nghệ, thì đó là công nghệ luôn thay đổi theo thời gian và sẽ còn nhiều biến đổi hơn nữa trong tương lai. Headless CMS giúp bạn sẵn sàng cho cả hai điều trên. Tính linh hoạt của hệ thống này giúp việc tích hợp trở nên dễ dàng hơn bất kể công nghệ mới nổi nào xuất hiện trong tương lai. Là một nguồn cung cấp nội dung đa kênh, Headless CMS cũng sẵn sàng đón nhận các kênh mới trong tương lai, do đó có thể giúp bạn rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, tiết kiệm chi phí hơn khi thử nghiệm hoặc áp dụng công nghệ mới.

Đẩy nhanh thời gian ra thị trường tương lai

4. Kyanon Digital: Đối tác Headless CMS cho thành công của doanh nghiệp bạn

Để có được sự linh hoạt và nhanh nhẹn tối đa, Headless CMS là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp, nhưng nó phụ thuộc thực sự vào nhu cầu và nguồn lực của tổ chức. Nếu doanh nghiệp cần phân phối nội dung kỹ thuật số đa kênh thực sự – và ngày nay, nhu cầu này gần như luôn luôn tồn tại – thì kiến trúc headless CMS với API ưu tiên sẽ tạo thành một kho lưu trữ back-end mạnh mẽ, có thể hỗ trợ hành trình khách hàng đa kênh.

Tìm hiểu thêm về Drupal, một trong những hệ thống quản lý nội dung headless tốt nhất hiện nay, liên hệ Kyanon Digital để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu.

Rate this article