Khi nói đến việc giải quyết các vấn đề kinh doanh bằng công nghệ, theo truyền thống, có hai trường phái tư duy: xây dựng ứng dụng hoặc mua một ứng dụng đã có sẵn.
Hai phương pháp này đều có ưu và nhược điểm. Xây dựng các giải pháp tự phát triển cho phép bạn tạo phần mềm phù hợp với hệ thống của mình. Nhưng sự phát triển ứng dụng theo cách truyền thống có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Mua ứng dụng thương mại sẵn có (COTS) đã sẵn sàng cho bạn sử dụng cũng là một lựa chọn; tuy nhiên, nó không bao giờ phù hợp hoàn toàn với đầy đủ các tính năng. Điều này gây khó khăn vì COTS có thể khó tùy chỉnh. Và như tất cả chúng ta đều biết, việc tùy chỉnh là điều không thể tránh khỏi.
1. Bạn chọn xây dựng ứng dụng một lần hay sẽ mua một ứng dụng có thể tùy chỉnh được?
Điều đó không dễ dàng ra quyết định như vậy nếu bạn là một doanh nghiệp lớn. Hạn chế của cả hai phương pháp chỉ tăng lên khi bạn có nhiều nhóm CNTT phục vụ các địa điểm hoặc đơn vị kinh doanh khác nhau và họ có cấu trúc nhóm khác nhau, làm việc theo các quy trình khác nhau, dựa vào các hệ thống cốt lõi khác nhau và tuân thủ các quy định địa phương. Với các ứng dụng được tự phát triển hoặc mua có sẵn, bạn đang tùy chỉnh và triển khai các phiên bản khác nhau của cùng một giải pháp cho cùng một vấn đề kinh doanh. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc quản trị dữ liệu, nhiều vấn đề phát sinh, việc bảo trì và cập nhật gần như không thể theo dõi được, chi phí tăng lên và shadow IT tăng cao.
Nếu muốn hiểu rõ hơn về bối cảnh CNTT của doanh nghiệp mình, bạn cần bắt đầu xây dựng các giải pháp tổng hợp và khả năng thích ứng, có thể tái sử dụng và tùy chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể.
2. Các ứng dụng kinh doanh có thể tổng hợp và thích ứng
Doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều nhóm giải quyết cùng một vấn đề kinh doanh bằng nhiều giải pháp. Xây dựng một giải pháp không phải là câu trả lời vì chúng cần được tùy chỉnh. Vậy bạn làm gì?
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên xây dựng một giải pháp có khả năng thích ứng cao.
Bất kể đó đơn vị kinh doanh nào, mọi giải pháp đều giải quyết được các nhu cầu chung. Nhìn chung, sự khác biệt chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ, sự tuân thủ, hệ thống cốt lõi và quyền truy cập. Giả sử, nếu 80% ứng dụng có thể sử dụng được trong toàn tổ chức thì việc xây dựng một ứng dụng mới từ đầu hoặc dựa vào COTS để giải quyết các vấn đề kinh doanh khác nhau đó là không hiệu quả. Cung cấp các ứng dụng toàn cầu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu địa phương có vẻ như là một nỗ lực tốn kém. Và điều đó đúng nếu bạn tiếp tục sử dụng các phương pháp phát triển ứng dụng truyền thống.
Các tổ chức nên tạo ra và tận dụng các giải pháp phần mềm được tạo từ các composable building blocks.
Composable applications là những ứng dụng được xây dựng từ các building block đơn giản, có thể hoán đổi cho nhau, thể hiện các khả năng kinh doanh được đóng gói khác nhau. Những building block này có thể được tạo ra và chia sẻ trong toàn tổ chức.
Điều quan trọng cần lưu ý là vì khi thực hiện các điều chỉnh về UI/UX, logic, dữ liệu hoặc tích hợp với các hệ thống cốt lõi—các biến thường xuất hiện khi xử lý nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau—một composable application sẽ có khả năng thích ứng cao hơn nhiều.
Việc đảm bảo rằng 20% còn lại có khả năng thích ứng và mở rộng sẽ mang lại cho mỗi đơn vị cụ thể khả năng đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ mà không cần phải xây dựng lại từ đầu hoặc tìm kiếm giải pháp thay thế.
Trong trường hợp này, mỗi giải pháp sẽ có một lõi bất biến (được chia sẻ giữa các đơn vị kinh doanh), một lõi có thể thích ứng (được chia sẻ giữa các đơn vị kinh doanh) và sau đó là phần mở rộng dành riêng cho từng đơn vị (do nhóm CNTT địa phương cung cấp).
Vẻ đẹp của một giải pháp có khả năng thích ứng là nó giúp việc bảo trì trở nên thuận lợi hơn. Thay vì các nhóm IT phải nâng cấp và duy trì các giải pháp công nghệ, một nhóm IT Centre sẽ quản lý một giải pháp duy nhất và có thể có nhiều phiên bản. Điều này có nghĩa là họ có thể tiến hành nâng cấp lên lõi bất biến và bộ phận CNTT cục bộ có thể cập nhật kiến trúc doanh nghiệp cục bộ mà không phá vỡ các tùy chỉnh của họ.
3. Quản lý tất cả với Mendix Solutions Kit
Nhiều tổ chức đang chuyển trọng tâm sang xây dựng các composable application. Trong báo cáo của Gartner “Predicts 2023: Composable Applications Accelerate Business Innovation,”, công ty ước tính rằng “đến năm 2025, 60% ứng dụng kinh doanh mới sẽ được phát triển từ các dịch vụ kinh doanh có thể tái sử dụng thông qua danh mục thành phần hoặc thị trường.”
Các doanh nghiệp đang sử dụng thị trường hoặc danh mục tuyển chọn để tạo ứng dụng cơ bản nhằm tái sử dụng trong các đơn vị kinh doanh. Ứng dụng cơ bản này có thể được điều chỉnh và triển khai trên khắp các khu vực một cách có kiểm soát. Điều này cho phép các tổ chức thực hiện được việc phát triển phần mềm toàn cầu bằng cách sử dụng tài nguyên CNTT tại trung tâm với kiến thức và chuyên môn của từng địa phương. Nói cách khác, bạn đang cung cấp giải pháp chính xác mà không khiến bộ phận IT tại trụ sở chính trở thành nút thắt cổ chai.
Hãy cùng tìm hiểu cách làm này như thế nào nhé. Đầu tiên, bạn tạo một model mới hoàn toàn, có những chức năng căn bản và có khả năng điều chỉnh. Một số đơn vị kinh doanh có thể sử dụng phiên bản gốc, nhưng những đơn vị khác có thể điều chỉnh nó dựa trên nhu cầu của họ. Họ tùy chỉnh, sau đó triển khai lên một Cloud chuyên dụng. Điều này sẽ đảm bảo cách ly dữ liệu cho mỗi hoạt động triển khai và tách rời.
Nền tảng Mendix giúp bạn xây dựng các ứng dụng tốt hơn và nhanh hơn. Trong suốt nhiều năm, đội ngũ Mendix đã trau dồi khả năng phát triển low-code và các công cụ cộng tác để giúp các tổ chức phát triển phần mềm nhanh hơn bao giờ hết, đồng thời bắt kịp các công nghệ hiện tại và các phương pháp phát triển tốt nhất.
Đây là lý do tại sao Mendix Solutions Kit ra đời. Khả năng mới này cho phép các tổ chức xây dựng các composable application và duy trì quyền kiểm soát. Với Mendix Solutions Kit, bạn có thể xây dựng các module được bảo vệ, nơi bạn có thể khóa một số chức năng nhất định và kiểm soát những gì có thể điều chỉnh.
Khi các module đó đã sẵn sàng để sử dụng, bạn có thể liên tục nâng cấp các hoạt động triển khai trong khi vẫn duy trì các sửa đổi. Điều đó có nghĩa là quá trình triển khai cục bộ không bị gián đoạn khi bạn gửi các bản cập nhật trên toàn cầu.
Chức năng quản trị là một yếu tố rất quan trọng của các composable application. Đó là lý do tại sao Mendix Solutions Kit cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về khả năng thích ứng, nơi bạn có thể thấy những thay đổi được thực hiện đối với các giải pháp ở cấp địa phương, cấp trung ương hoặc toàn cầu.
Bạn có thể xem các thay đổi, xem thời điểm chúng xảy ra và nhận thông tin chi tiết về giải pháp để giúp bạn đưa ra quyết định quản lý sản phẩm và dự đoán các nỗ lực bảo trì trong tương lai.
4. Suy nghĩ về một bức tranh lớn hơn
Nền tảng Mendix sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian phát triển ứng dụng và toàn bộ lợi ích thu được từ việc ấy. Nhưng đó chỉ mới là một nửa lợi ích từ Mendix. Hãy tưởng tượng về việc chỉ cần xây dựng một giải pháp so với nhiều giải pháp.
Bạn có thể tận dụng khoản đầu tư từ một dự án cho nhiều dự án khác. Bạn cho phép các nhóm kinh doanh/địa phương cùng đổi mới với bộ phận IT tại trung tâm, cho phép họ phát triển theo tốc độ của riêng mình – nhanh hơn bộ phận IT trung tâm nếu họ muốn, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát bộ phận IT trung tâm.
Tổng chi phí sở hữu của tất cả các ứng dụng trong danh mục đầu tư của bạn sẽ giảm. Việc mở rộng ứng dụng không còn nữa, giúp bạn duy trì và quản lý ở cấp độ kỹ thuật và vận hành dễ dàng hơn.
Đó là lý do tại sao Mendix Solution Kits dành cho các composable applications là một tính năng mới thú vị khi các tổ chức ngày càng hướng tới khả năng kết hợp để có thể thích ứng linh hoạt.
Nguồn: Mendix
Dịch và biên tập: Kyanon Digital